Chào quý anh/chị. Em có một nhân viên nữ, trong thời gian mang thai đã vi phạm vào quy định của công ty bao gồm làm sai bảng giá cho rất nhiều đại lý, gây thất thoát rất lớn, và thái độ bất hợp tác khi bị xử lý kỷ luật khiển trách vì biết theo luật công ty không thể đuổi trong thời gian mang thai. Vậy nếu công ty sa thải, có phạm luật không?
- Công ty có quyền sa thải khi người lao động đình công không?
- Quyền lợi của người lao động bị sa thải trái pháp luật
- Lao động nữ đang nuôi con có bị xử lý kỷ luật lao động không?
Tư vấn hợp đồng lao động:
Với câu hỏi của bạn, Tổng đài tư vấn xin trả lời như sau:
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 123 Bộ Luật lao động 2012 thì:
“4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;
d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.”
Theo đó, công ty không được xử lý kỷ luật lao động nữ đang trong thời gian mang thai.
Theo thông tin bạn cung cấp thì công ty bạn muốn sa thải lao động nữ vi phạm kỷ luật của công ty. Tuy nhiên, vì người lao động nữ này đang mang thai nên việc sa thải này là không đúng quy định của pháp luật và công ty không được thực hiện hành vi này.
Do đó, sau khi người lao động nữ không còn trong tình trạng mang thai, sinh con, nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì công ty có thể tiến hành xử lý kỷ luật người lao động này.
Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động được quy định tại Điều 124 Bộ Luật lao động 2012 như sau:
“1. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 06 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 12 tháng.
2. Khi hết thời gian quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 123, nếu còn thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động tiến hành xử lý kỷ luật lao động ngay, nếu hết thời hiệu thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
Khi hết thời gian quy định tại điểm d khoản 4 Điều 123, mà thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đã hết thì được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.”
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
Tóm lại: công ty không được xử lý kỷ luật với hình thức sa thải đối với lao động nữ đang mang thai. Sau khi lao động nữ hết tình trạng mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì công ty có thể tiến xử lý kỷ luật lao động này trong thời hạn 60 ngày.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Trường hợp người lao động bị sa thải có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Người lao động bị sa thải có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.
- Thủ tục Cấp lại Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
- Xin nghỉ nhưng Công ty bắt làm thêm 1 tháng để đào tạo người mới?
- Tiền lương của người lao động khi hoán đổi ngày nghỉ bù lễ
- Đang nghỉ thai sản có đơn phương chấm dứt HĐLĐ được không?
- Các khoản phụ cấp có được tính vào tiền lương tăng ca không?