Khởi kiện giải quyết quyền về lối đi chung
Hiện nay tôi đang có vấn đề về việc khởi kiện giải quyết quyền về lối đi chung cần được tổng đài hỗ trợ. Tôi đang sinh sống trên mảnh đất trong ngõ do tổ tiên để lại và có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Từ trước tới nay, gia đình tôi vẫn đi lại qua ngõ chung của xóm. Nay họ rào vào và không cho nhà tôi đi qua nữa vì cho rằng nhà tôi không có lối đi qua đây. Vậy tôi phải làm thế nào? Họ làm như vậy có đúng không? Trong sổ đỏ của tôi không có sơ đồ về lối đi.
- Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề
- Quyền về lối đi của thửa đất bị vây bọc
- Xử phạt hành chính đối với hành vi cản trở lối đi chung
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Đối với quyền về lối đi chung, tổng đài xin tư vấn như sau:
Căn cứ Điều 254 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền lối đi qua như sau:
“1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”
Theo quy định trên, bạn là chủ sở hữu của bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản khác mà không có lối đi ra sẽ có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho một lối đi riêng nhưng phải đền bù, nếu không có thỏa thuận khác. Tuy nhiên, lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy
Bạn có thể thỏa thuận với những hộ gia đình có liên quan về việc đi qua lối đi chung và phải đền bù khoản tiền tương ứng. Nếu thỏa thuận được thì bạn nên lập thành văn bản có chữ ký của các bên sau đó, bạn nộp hồ sơ đăng ký biến động tại Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại khoản 6 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.
– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
– Văn bản thỏa thuận của hai bên.
Trường hợp không thỏa thuận được, bạn nộp đơn ra Tòa án nhân dân huyện nơi có bất động sản để được giải quyết.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai
Mức phạt khi vi phạm về thời hạn đăng ký biến động đất đai
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về quyền về lối đi chung, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.