Sang tên sổ đỏ khi cha đã mất mà chưa có giấy chứng nhận
Xin cho hỏi về sang tên sổ đỏ khi cha đã mất mà chưa có giấy chứng nhận. Bố tôi có nhận chuyển nhượng 100 m2 đất của ông A từ năm 2000 (có đầy đủ giấy tờ mua bán, đã thanh toán tiền đầy đủ, hợp pháp, đất không có tranh chấp hay vi phạm gì). Nay cả bố tôi (không có di chúc) và ông A đã mất nhưng chưa sang tên sổ đỏ (sổ đỏ vẫn mang tên ông A). Giờ tôi muốn hỏi tôi phải thực hiện những thủ tục gì để có thể sang tên sổ đỏ được? Và tôi là người con duy nhất của ông.
- Chia di sản thừa kế theo pháp luật
- Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật
- Đất nhận thừa kế theo di chúc có được miễn lệ phí trước bạ không?
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn, tổng đài xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, cần xác định bố bạn có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với 100m2 đất mua từ năm 2000 không?
Căn cứ Khoản 1, 2 Điều 101 Luật đất đai năm 2013 quy định về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
Trong trường hợp này, năm 2000 bố bạn mua đất của ông A và có đầy đủ giấy tờ hợp pháp về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Do đó, để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Sử dụng đất ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004; (Bạn vui lòng tham khảo thêm bài viết sau: Sử dụng đất ổn định được hiểu như thế nào?)
– Không vi phạm pháp luật về đất đai;
– Được UBND xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch.
Theo đó, mảnh đất này hoàn toàn đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Thứ hai, thủ tục sang tên sổ đỏ
Trong trường hợp này, bố bạn mất không để lại di chúc nên di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật, tức là chia theo hàng thừa kế thứ nhất (vợ, con). Theo đó, gia đình bạn cần lập văn bản phân chia di sản thừa kế theo Điều 649 Bộ luật dân sự năm 2015 và công chứng theo Khoản 1 Điều 57 Luật công chứng năm 2014. Việc công chứng Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là bắt buộc. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.
Bạn vui lòng tham khảo thêm bài viết sau:
Trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế
Cấp GCN quyền sử dụng đất khi được thừa kế
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về sang tên sổ đỏ khi cha đã mất mà chưa có giấy chứng nhận, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Quy định về chuyển mục đích sử dụng đất và ghi nợ tiền sử dụng đất
- Con gái đã lấy chồng có được thừa kế quyền sử dụng đất của bố mẹ không?
- Điều kiện để chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm
- Người mua đất phía trong có phải trả tiền cho lối đi ra khi mua đất tách thửa
- Làm thủ tục sang tên có cần văn bản thỏa thuận về phân chia di sản thừa kế không?