Thủ tục thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
Xin cho hỏi về vấn đề: Thủ tục thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng thể hiện tinh thần nhân đạo và nhân văn tốt đẹp trong chính sách hôn nhân và gia đình. Luật cho phép các cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân được sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.
- Điều trị hiếm muộn có được hưởng bảo hiểm y tế
- Khám hiếm muộn có được bảo hiểm y tế chi trả không
- Những chi phí khám chữa bệnh được bảo hiểm y tế chi trả
Tư vấn Hôn nhân và Gia đình:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Nghị định 10/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đã quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
– Đối tượng áp dụng:
Thụ tinh trong ống nghiệm là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi. Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm được áp dụng đối với cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân. Theo Điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ-CP, vô sinh là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống có quan hệ tình dục trung bình 2 – 3 lần/tuần, không sử dụng biện pháp tránh thai mà người vợ vẫn không có thai. Phụ nữ độc thân là phụ nữ không có quan hệ hôn nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật. Cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện các kỹ thuật này.
– Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;
+ Hồ sơ khám xác định vô sinh của phụ nữ độc thân hoặc cặp vợ chồng đứng tên trong đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
– Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải có kế hoạch điều trị cho cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân. Trường hợp không thể thực hiện được kỹ thuật này và không thể có kế hoạch điều trị phải trả lời bằng văn bản, đồng thời nêu rõ lý do.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết: Thụ tinh nhân tạo có được hưởng bảo hiểm y tế
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Trình tự ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài
- Chia tài sản cho con khi bố mẹ ly hôn
- Hồ sơ đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam và người không có quốc tịch tại Việt Nam
- Cấp giấy chứng nhận độc thân khi đang tạm trú ở địa phương khác
- Hạn chế quyền thăm nom của vợ đối với con chưa thành niên