Nội dung câu hỏi:
Nhờ anh, chị tư vấn cho em trường hợp sau Đây: em nghỉ ngang gửi sổ cho công ty 4,5 tháng rồi gọi về mỗi lúc bảo 1 kiểu lúc thì bận chưa chốt, lúc lại chốt rồi chưa lấy ghét nhất là gọi không thèm nghe máy mới tức, mà nghe máy em cũng hỏi thẳng là em nghỉ ngang thì phía công ty muốn em bồi thường hợp đồng hay gì mà cũng bảo không tại đợt này bận nghe nhiều gọi nhiều đúng nản thật. Anh, chị cho em hỏi là trường hợp công ty đã chốt sổ nhưng Công ty cố tình giữ sổ bảo hiểm bị phạt như thế nào?
- Nghỉ ngang có được lấy sổ bảo hiểm xã hội
- Chốt sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ ngang
- Công ty giữ sổ bảo hiểm của người lao động nghỉ ngang được không?
Hỗ trợ tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Công ty có quyền giữ sổ bảo hiểm của người lao động đã nghỉ việc không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Bộ luật lao động năm 2019 và khoản 5 điều 21 luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì công ty phải có trách nhiệm chốt sổ và trả lại sổ bảo hiểm cho người lao động. Trường hợp công ty cố tình giữ sổ bảo hiểm của người lao động là vi phạm pháp luật bảo hiểm.
Công ty cố tình giữ sổ bảo hiểm bị phạt như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 41 và khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì người sử dụng lao động là công ty sẽ bị Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng đối với công ty có hành vi Không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 21 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Công ty không cố tình không trả sổ bảo hiểm, người lao động phải làm sao?
Theo quy định tại Điều 118 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 15 của Nghị định số 24/2018/NĐ-CP quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động thì trường hợp công ty cố tình không trả sổ bảo hiểm, người lao động có thể thực hiện việc khiếu nại như sau:
– Khiếu nại lần đầu tới người sử dụng lao động.
– Khiếu nại lần hai tới chánh thanh tra sở lao động – thương binh và xã hội nếu khiếu nại lần đầu không được người sử dụng lao động giải quyết hoặc hết thời hạn giải quyết hoặc không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần đầu của người sử dụng lao động.
Kết luận:
Nếu công ty có hành vi cố ý không trả sổ bảo hiểm xã hội, bạn có thể khiếu nại lần đầu tới giám đốc và khiếu nại lần hai tới chánh thanh tra sở lao động – thương binh và xã hội để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính công ty ở mức 4.000.000 đồng tới 8.000.000 đồng và buộc công ty phải trả lại sổ bảo hiểm cho bạn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau:
- Có được khiếu nại khi công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội?
- Không trả sổ BHXH cho NLĐ khi đã nghỉ việc bị phạt như thế nào?
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Mức thanh toán BHYT khi khám chữa bệnh không có chứng minh thư
- Tư vấn chế độ dưỡng sức sau sinh
- Thanh toán chi phí tại bệnh viện không ký hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
- Quá trình đóng bảo hiểm xã hội gián đoạn có được hưởng BHXH một lần?
- Nghỉ thai sản vào giữa tháng thì BHYT được dùng tới khi nào?