Nội dung câu hỏi:
Xin hỏi trường hợp công ty mình mua bảo hiểm bắt buộc cho nhân viên kinh doanh với mức 4.350.000đ. Ngoài ra nhân viên kinh doanh còn được hưởng các khoản: tiền cơm – 680.000, tiền phụ cấp đi lại: 1.570.000. Ngoài ra nếu đạt doanh số bán hàng theo yêu cầu của công ty; thì sẽ được hưởng 1%*doanh số với điều kiện khoản này phải thu hồi công nợ xong. Vậy, Lương doanh số có phải tính để đóng BHXH không?
- Phụ cấp nào tính vào tiền lương đóng bảo hiểm xã hội?
- Khoản lương nào phải bắt buộc phải đóng bảo hiểm?
- Phụ cấp lương là gì?
- Đóng bảo hiểm với khoản phụ cấp thưởng năng suất lao động hàng tháng
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi Lương doanh số có phải tính để đóng BHXH không tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
Căn cứ quy định tại Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
“Điều 30. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội; theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH .“
Tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản bổ sung khác quy định tại điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH đã được sửa đổi tại khoản 5 Điều 3 Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH như sau:
“Điều 3. Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động
Nội dung chủ yếu phải có của hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
5. Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được quy định như sau:
a) Mức lương theo công việc hoặc chức danh: ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động; đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;
b) Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên như sau:
b1) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;
b2) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
c) Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:
c1) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;
c2) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.”
Đối với các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.
Như vậy: Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đến ngày 1/1/2018 là mức lương và phụ cấp lương; các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể;không bao gồm các khoản tiền thưởng:
– Mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán; thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.
Lương doanh số có phải tính để đóng BHXH không?
Theo quy định tại Điều 104 Bộ Luật lao động 2019 Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
Về lương doanh số thì hiện tại pháp luật chưa có một quy định cụ thể về vấn đề này. Nhưng có thể hiểu lương theo doanh số là hình thức trả lương mà thu nhập người lao động phụ thuộc vào doanh số đạt được theo mục tiêu doanh số mà công ty đó đề ra.
Do đó, đối chiếu với tình huống của bạn thì khoản tiền thưởng 1%*doanh số là lương doanh số chứ không phải tiền thưởng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, ở thời điểm hiện tại thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội chỉ bao gồm tiền lương, một số khoản phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác mang tính thường xuyên, ổn định nên khoản tiền đó là tiền thưởng hay lương doanh số thì đều không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận: Khoản tiền 1%*doanh số là lương doanh số, và không làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. vì khoản thu nhập đó không mang tính chất thường xuyên, liên tục, ổn định.
Trên đây là bài viết về vấn đề Lương doanh số có phải tính để đóng BHXH không? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết sau:
- Phụ cấp trách nhiệm có bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội không?
- Phụ cấp ưu đãi nghề có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề thắc mắc về Lương doanh số có phải tính để đóng BHXH không; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì có được nhận bảo hiểm thất nghiệp
- Ra nước ngoài định cư có thể nhận tiền bảo hiểm xã hội vào lúc nào?
- Bị tai nạn không phải trực tiếp thông báo tìm kiếm việc làm
- Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng có được rút BHXH 1 lần?
- Đóng BHXH được 12 tháng được hưởng mấy tháng trợ cấp thất nghiệp?