Có thể đề nghị xác định lại mức độ khuyết tật hay không?
Khi tôi mới sinh con vào năm 2011 cháu bị liệt 1 chân và đã được xã làm chế độ người khuyết tật. Nay chân còn lại của cháu cũng không thể đi lại được nữa. Không biết gia đình tôi có thể đưa cháu đi kiểm tra để xác định lại mức độ khuyết tật cho cháu được hay không? Nếu được thì phải chuẩn bị giấy tờ gì và tới đâu? Xin cảm ơn tổng đài tư vấn!
- Hồ sơ đề nghị xác định mức độ khuyết tật và nơi thực hiện
- Căn cứ xác định mức độ khuyết tật
- Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm xác định mức độ khuyết tật không?
Tư vấn chế độ chính sách:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Thứ nhất, vấn đề xác định lại mức độ khuyết tật
Căn cứ Điều 20 Luật người khuyết tật năm 2010 quy định như sau:
“Điều 20. Xác định lại mức độ khuyết tật
1. Việc xác định lại mức độ khuyết tật được thực hiện theo đề nghị của người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật khi có sự kiện làm thay đổi mức độ khuyết tật.
2. Trình tự, thủ tục xác định lại mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật được thực hiện theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này”.
Như vậy, theo quy định hiện hành thì việc xác định lại mức độ khuyết tật được thực hiện theo đề nghị của người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật khi có sự kiện làm thay đổi mức độ khuyết tật.
Bạn cho biết con bạn bị liệt 01 chân và đã được xác định mức độ khuyết tật để hưởng chế độ. Nay chân còn lại của con bạn cũng không thể đi lại được nữa. Theo quy định nêu trên thì bạn có thể đề nghị để con bạn được xác định lại mức độ khuyết tật.
Thứ hai, hồ sơ đề nghị xác định lại mức độ khuyết tật và nơi tiếp nhận
Điều 4 và Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT có quy định:
“Điều 4. Hồ sơ đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật
2. Hồ sơ đề nghị xác định lại mức độ khuyết tật gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
b) Bản sao Giấy xác nhận mức độ khuyết tật”.
“Điều 5. Thủ tục và trình tự thực hiện xác định và xác định lại mức độ khuyết tật
1. Khi có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật, xác định lại mức độ khuyết tật, người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch này đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú (khi nộp hồ sơ xuất trình sổ hộ khẩu hoặc chứng minh nhân dân để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong đơn)”.
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Theo đó, hồ sơ đề nghị xác định lại mức độ khuyết tật gồm:
– Đơn đề nghị theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT.
– Bản sao Giấy xác nhận mức độ khuyết tật.
Khi có nhu cầu xác định lại mức độ khuyết tật thì người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật nộp 01 bộ hồ sơ nêu trên đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú.
Lưu ý:
Khi nộp hồ sơ xuất trình sổ hộ khẩu hoặc chứng minh nhân dân để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong đơn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết:
Hồ sơ hưởng trợ cấp cho người khuyết tật
Mức trợ cấp hàng tháng của người khuyết tật
Mọi vướng mắc về xác định lại mức độ khuyết tật; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Thân nhân được nhận trợ cấp gì khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng mất?
- Được nước bạn Lào khen thưởng có được công nhận người có công giúp đỡ cách mạng?
- Nguyên tắc hưởng trợ cấp tuất hàng tháng đối với thân nhân người có công
- Tiêu chí rà soát hộ nghèo đối với gia đình người khuyết tật
- Giấy tờ làm căn cứ giải quyết trợ cấp theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg