Có thể hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh
Tôi vừa được công nhận là thương binh vừa được công nhận là bệnh binh. Tổng tỷ lệ suy giảm của tôi là 72%. Vậy tôi có thể hưởng đồng thời trợ cấp của cả 2 chế độ luôn hay không? Mong tổng đài sớm giải đáp! Tôi cảm ơn!
- Có được hưởng cả 02 chế độ thương binh và bệnh binh hay không?
- Hồ sơ và thủ tục giám định vết thương còn sót cho thương binh
- Trợ cấp thương binh có được tăng theo lương cơ sở hay không?
Tư vấn chế độ chính sách:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Vấn đề của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Căn cứ Điểm b Khoản 5 Điều 31 Nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 43. Hồ sơ, thủ tục giải quyết hưởng thêm một chế độ trợ cấp đối với thương binh đồng thời là bệnh binh
1. Cá nhân làm đơn đề nghị theo Mẫu số 19 Phụ lục I Nghị định này gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đang thường trú.
2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận được đơn, có trách nhiệm đối chiếu hồ sơ đang quản lý để ban hành quyết định hưởng thêm chế độ trợ cấp ưu đãi theo Mẫu số 62 Phụ lục I Nghị định này. Trợ cấp, phụ cấp đối với thương binh được xác định theo biên bản giám định thương tật cuối cùng.
Trường hợp hồ sơ thương binh được công nhận từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước không còn giấy tờ thể hiện tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật hoặc thất lạc thì trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, có văn bản đề nghị Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Việt Nam (đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng trong quân đội) hoặc thủ trưởng Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an (đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong công an) cấp bản trích lục hồ sơ thương binh làm căn cứ để giải quyết chế độ.”.
Theo quy định trên, bạn là thương binh đồng thời là bệnh binh thì có quyền được hưởng đồng thời cả hai chế độ theo quy định của Nghị định 131/2021/NĐ-CP. Bạn vui lòng tìm lại giấy tờ cũ và làm hồ sơ như sau để được giải quyết chế độ:
Hồ sơ cần có: Đơn đề nghị theo Mẫu số 19 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP; Các giấy tờ ghi nhận tỷ lệ thương tật của bạn;
Nơi nộp hồ sơ: Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh nơi bạn đang cư trú:
Trách nhiệm của Sở lao động thương binh và xã hội sau khi nhận hồ sơ: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận được đơn, có trách nhiệm đối chiếu hồ sơ đang quản lý để ban hành quyết định hưởng thêm chế độ trợ cấp ưu đãi theo Mẫu số 62 Phụ lục I Nghị định này. Trợ cấp, phụ cấp đối với thương binh được xác định theo biên bản giám định thương tật cuối cùng.
Thời điểm hưởng trợ cấp: Đối với trường hợp thương binh đồng thời là bệnh binh hoặc người hưởng chế độ mất sức lao động thì hưởng thêm một chế độ trợ cấp hằng tháng kể từ tháng Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Kết luận:
Theo như thông tin bạn trình bày, bạn đã giám định gộp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật là 72% do đó, bạn sẽ được hưởng đồng thời trợ cấp cho thương binh và trợ cấp cho bệnh binh. Thời điểm hưởng thêm một chế độ trợ cấp của bạn được tính từ ngày Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Bệnh binh suy giảm 78% mất do bệnh tái phát có được công nhận liệt sĩ?
Thủ tục cấp thẻ BHYT cho bệnh binh và thân nhân bệnh binh?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Có được đổi thẻ BHYT sang mã 2 dành cho cựu chiến binh không?
- Có được truy lĩnh trợ cấp thương binh khi đồng thời được hưởng 2 chế độ
- Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng đối với thân nhân liệt sĩ
- Mức lương của thương binh có vết thương đặc biệt nặng
- Con của liệt sĩ được cấp thẻ bảo hiểm tới khi nào