19006172

Điều kiện để được xác nhận là thương binh gồm những gì?

Điều kiện để được xác nhận là thương binh

Xin chào anh chị tư vấn, tôi muốn tư vấn về điều kiện để được xác nhận là thương binh. Bố tôi là quân nhân. Trong đợt vừa qua khu vực miền trung có trận lũ lụt lớn. Bố tôi có tham gia cứu hộ và cứu tế cho bà con. Trong quá trình cứu trợ, bố tôi cứu người bị lũ cuốn trôi; nhưng không may bị thương ở chân. Khi điều trị ổn định, đơn vị giới thiệu bố tôi đi giám định và xác nhận suy giảm 31% khả năng lao động. Vậy bố tôi có đủ điều kiện để xác nhận là thương binh không? Chế độ bộ tôi được hưởng? Mong anh chị tư vấn giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!



Điều kiện để được xác nhận là thương binhTư vấn bảo hiểm xã hội:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấnVới câu hỏi về điều kiện để được xác nhận là thương binh; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:

Về điều kiện để được xác nhận là thương binh:

Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Pháp lệnh về ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 quy định về: Điều kiện, tiêu chuẩn thương binh, người hưởng chính sách như thương binh

1. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên thì được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là thương binh, cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;

b) Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp với vùng địch chiếm đóng;

c) Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;

d) Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh mà để lại thương tích thực thể;

đ) Làm nghĩa vụ quốc tế;

e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;

g) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm;

h) Do tai nạn khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục do Chính phủ quy định;

i) Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm;

k) Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

2. Người không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là người hưởng chính sách như thương binh và cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh”.

3. Thương binh loại B là quân nhân, công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên trong khi tập luyện, công tác đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993.

4. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có vết thương đặc biệt tái phát, vết thương còn sót, vết thương bổ sung được khám và giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể theo quy định của Chính phủ.

Thương binh loại B quy định tại khoản 3 Điều này có vết thương còn sót, vết thương bổ sung được khám để xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể theo quy định của Chính phủ.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy: Trong trường hợp của bạn: bố bạn là quân nhân. Bố bạn bị thương trong quá trình làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai. Do đó bố bạn đủ điều kiện để được xác nhận là thương binh.

Về chế độ có đối tượng thương binh:

Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 thì các chế độ của thương binh gồm có:

1. Trợ cấp, phụ cấp hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh như sau:

– Trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể và loại thương binh;

– Trợ cấp người phục vụ đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình;

– Phụ cấp hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;

– Phụ cấp đặc biệt hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thưởng binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng thì không hưởng phụ cấp hằng tháng.

2. Bảo hiểm y tế.

3. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên thì được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.

4. Ưu tiên, hỗ trợ trong giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể.

5. Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm c, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020, cụ thể:

– Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động – thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;

– Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;

– Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;

– Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;

– Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;

– Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.

6. Được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị, được vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh.

Như vậy

Trong trường hợp của bạn: bố bạn là thương binh suy giảm 31% khả năng lao động. Do đó bố bạn được hưởng các chế độ sau:

+) Được hưởng trợ cấp hàng tháng. Mức hưởng là 2.041.000 đồng

+) Được cấp thẻ bảo hiểm y tế; được hỗ trợ phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình;

+) Điều dưỡng sức khỏe 2 năm một lần;

+) Ưu tiên, hỗ trợ tạo điều kiện về việc làm;

+) Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, được miễn hoặc giảm thuế.

Về chế độ cho thân nhân của thương binh:

Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 thì các chế độ đối với thân nhân thương binh như sau:

1. Bảo hiểm y tế đối với những người sau đây:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;

b) Người phục vụ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình.

2. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất như sau:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;

b) Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đạc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng và trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.

3. Chế độ ưu đãi quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này đối với con của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.

4. Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng hiện hưởng khi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

5. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

Như vậy, thương binh chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí. Thân nhân được hưởng một khoản trợ cấpĐiều kiện để được xác nhận là thương binh

Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172

Trong trường hợp của bạn: bố bạn đủ điều kiện để được xác nhận là thương binh. Bố bạn được xác định suy giảm 31% khả năng lao động. Do đó khi bố bạn mất, gia đình bạn sẽ được nhân mai táng phí và một khoản trợ cấp bằng 3 lần tháng trợ cấp của bố bạn.

Kết luận:

Tóm lại, trong trường hợp của bạn: bố bạn bị thương trong quá trình làm nhiệm vụ cứu trợ, hỗ trợ thảm họa thiên tai. Do đó bố bạn đủ điều kiện được xác nhận là thương binh.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Điều kiện để được xác nhận là thương binh. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:

Nếu còn vấn đề thắc mắc về điều kiện để được xác nhận là thương binh; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam