Được hưởng 2 chế độ thương binh và bệnh binh cùng lúc
Chào tổng đài tư vấn chế độ chính sách! Bố tôi năm nay 77 tuổi đang nhận chế độ bệnh binh là 61%. Trước đây bố tôi còn bị thương trong một lần chiến đấu và được giám định tỉ lệ là 35%. Trường hợp của bố tôi có được hưởng 2 chế độ thương binh và bệnh binh cùng lúc không ạ? Nếu được, mong anh, chị hướng dẫn giúp gia đình tôi thủ tục để bố tôi được hưởng thêm chế độ thương binh nữa ạ. Xin chân thành cảm ơn tổng đài tư vấn!
- Người phục vụ bệnh binh có được hưởng trợ cấp?
- Con của bệnh binh có được cấp thẻ BHYT theo diện thân nhân không?
- Chi phí vận chuyển BHYT đối với bệnh binh được quy định thế nào?
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Căn cứ tại Khoản 3 Điều 6 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 có quy định như sau:
“Điều 6. Nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng
3. Người có công với cách mạng thuộc nhiều đối tượng thì được hưởng trợ cấp, phụ cấp của nhiều đối tượng; đối với trợ cấp người phục vụ và chế độ ưu đãi quy định tại khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này thì chỉ hưởng mức cao nhất của một chế độ ưu đãi.“
Theo quy định nêu trên, Người có công với ách mạng sẽ được hưởng đồng thời nhiều chế độ trợ cấp cùng lúc. Đối chiếu với trường hợp bố của bạn thuộc 2 đối tượng thương binh và bệnh binh nên bố của bạn được hưởng 2 chế độ thương binh và bệnh bênh cùng lúc.
Tại Điều 43 Nghị định 131/2021/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về thủ tục giải quyết thêm một chế độ cho thương binh và bệnh binh như sau:
“Điều 43. Hồ sơ, thủ tục giải quyết hưởng thêm một chế độ trợ cấp đối với thương binh đồng thời là bệnh binh
1. Cá nhân làm đơn đề nghị theo Mẫu số 19 Phụ lục I Nghị định này gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đang thường trú.
2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận được đơn, có trách nhiệm đối chiếu hồ sơ đang quản lý để ban hành quyết định hưởng thêm chế độ trợ cấp ưu đãi theo Mẫu số 62 Phụ lục I Nghị định này. Trợ cấp, phụ cấp đối với thương binh được xác định theo biên bản giám định thương tật cuối cùng.
Trường hợp hồ sơ thương binh được công nhận từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước không còn giấy tờ thể hiện tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật hoặc thất lạc thì trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, có văn bản đề nghị Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Việt Nam (đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng trong quân đội) hoặc thủ trưởng Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an (đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong công an) cấp bản trích lục hồ sơ thương binh làm căn cứ để giải quyết chế độ.”
Như vậy, để giải quyết thêm 1 chế độ cho bố của bạn, bố của bạn cần làm mẫu 19 phụ lục I của nghị định 131/NĐCP năm 2021 gửi tới sở lao động – thương binh và xã hội nơi thường trú.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Người chăm sóc Bệnh binh có được cấp thẻ BHYT miễn phí không?
- Chế độ của thân nhân bệnh binh đang hưởng trợ cấp hàng tháng mà chết?
Mọi thắc mắc cần được giải đáp về: Được hưởng 2 chế độ thương binh và bệnh binh cùng lúc; bạn vui lòng gọi điện thoại tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Có quy định về việc bị cắt trợ cấp khuyết tật khi đi làm hay không?
- Tiêu chí rà soát hộ nghèo đối với gia đình người khuyết tật
- Mai táng phí của người có công năm 2023
- Thương binh suy giảm dưới 81% có được điều dưỡng phục hồi sức khỏe?
- Thân nhân người nhiễm chất độc hóa học được nhận tuất hàng tháng khi nào?