19006172

Không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật

Không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật

Người nhà của tôi bị khuyết tật trí tuệ đã được Hội đồng địa phương giám định. Tuy nhiên gia đình thấy không đồng ý với kết luận này. Chúng tôi đề nghị họ làm lại thì được trả lời là cái đó họ không có trách nhiệm làm. Xin hỏi trong trường hợp này thì gia đình cần đến đâu giải quyết và chuẩn bị giấy tờ gì? Xin cảm ơn tổng đài tư vấn đã giải đáp!



Không đồng ý với kết luậnTư vấn chế độ chính sách:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Trường hợp của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Căn cứ Khoản 2 Điều 5 Thông tư 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định như sau:

“Điều 5. Hồ sơ khám giám định

2. Trường hợp người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, hồ sơ khám giám định gồm các giấy tờ sau:

a) Giấy giới thiệu của UBND xã nơi đối tượng cư trú đề nghị khám giám định khuyết tật, trong giấy giới thiệu ghi rõ người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, có dán ảnh của đối tượng và đóng dấu giáp lai của UBND xã nơi đối tượng đang cư trú.

b) Biên bản họp của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật (bản sao Biên bản).

c) Các giấy tờ theo quy định tại điểm c, điểm d, Khoản 1 Điều này.

d) Giấy kiến nghị của người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật về kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật”.

Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 7 Thông tư 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH có quy định:

“Điều 7. Trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ

2. Trường hợp quy định tại Điểm b, Điểm c, Khoản 2 Điều 15 Luật Người khuyết tật, Chủ tịch Hội đồng xác định mức độ khuyết tật có trách nhiệm hoàn chỉnh 01 bộ hồ sơ theo đúng quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 5 Thông tư này và chuyển hồ sơ đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội của huyện trong thời hạn 03 ngày làm việc”.

Dẫn chiếu tới quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 15 Luật người khuyết tật năm 2010 như sau:

“Điều 15. Trách nhiệm xác định mức độ khuyết tật

2. Trong các trường hợp sau đây thì việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng giám định y khoa thực hiện:

b) Người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật;”

Không đồng ý với kết luận

Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172

Như vậy, khi đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thì Chủ tịch Hội đồng xác định mức độ khuyết tật có trách nhiệm hoàn chỉnh 01 bộ hồ sơ và chuyển đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội của huyện. Gia đình bạn không có trách nhiệm phải chuẩn bị và gửi hồ sơ trong trường hợp này.

Hồ sơ trong trường hợp này bao gồm:

– Giấy giới thiệu của UBND xã nơi đối tượng cư trú đề nghị khám giám định khuyết tật; trong giấy giới thiệu ghi rõ người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, có dán ảnh của đối tượng và đóng dấu giáp lai của UBND xã nơi đối tượng đang cư trú.

– Biên bản họp của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật (bản sao Biên bản).

– Giấy kiến nghị của người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật về kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.

– Bản sao các giấy tờ khám bệnh, chữa bệnh, tật: Giấy ra viện, giấy phẫu thuật và các giấy tờ liên quan khác (nếu có).

– Biên bản xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng Giám định y khoa lần gần nhất (nếu có).

Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện sẽ có trách nhiệm kiểm tra chuyển hồ sơ trên đến Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh theo Điều 8 Thông tư 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam