19006172

Tham gia hội cựu chiến binh nhưng không được cấp thẻ BHYT 100%

Tham gia hội cựu chiến binh nhưng không được cấp thẻ BHYT 100%

Xin chào tổng đài tư vấn chế độ chính sách!

Tôi đã tham gia hội cựu chiến binh hơn 10 năm. Trước đây tôi nhập ngũ từ từ năm 1979 tới năm 1982 thì phục viên, xuất ngũ. Trong thời gian quân ngũ tôi ở tuyến 2 (không trực tiếp chiến đấu). Khi phục viên xuất ngũ, tôi là hạ sĩ quan. Nay, tôi liên hệ với cơ quan bảo hiểm xin chuyển quyền lợi bảo hiểm y tế sang đối tượng cựu chiến binh để được hưởng bảo hiểm y tế 100% nhưng cơ quan bảo hiểm trả lời tôi không thuộc đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế cựu chiến binh. Tôi muốn hỏi là tại sao tôi tham gia hội cựu chiến binh mà lại không được cấp thẻ bảo hiểm y tế cựu chiến binh?



Tư vấn chế độ chính sách:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVấn đề của bạn về đối tượng nào được xác nhận là cựu chiến binh theo quy định mới; chúng tôi xin trả lời như sau:

Căn cứ pháp luật: Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh 2005 quy định như sau:

Cựu chiến binh là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ.

Theo quy định này, có thể thấy rằng tất cả những đối tượng đã tham gia chiến đấu, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ tổ quốc đã phục viên, xuất ngũ chuyển ngành hoặc nghỉ hưu đều thuộc đối tượng cựu chiến binh. Tuy nhiên, trong các đối tượng cựu chiến binh chỉ có một số đối tượng cựu chiến binh được quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP của Chính Phủ là được cấp thẻ bảo hiểm y tế cựu chiến binh mã CB2 hưởng 100% quyền lợi khi đi khám, chữa bệnh.

“Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng

4. Cựu chiến binh, gồm:

a) Cựu chiến binh tham gia kháng chiến từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 150/2006/NĐ-CP), được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 157/2016/ NĐ-CP).

b) Cựu chiến binh tham gia kháng chiến sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh và tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP của Chính phủ, gồm:

– Quân nhân, công nhân viên quốc phòng đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc (sau đây gọi tắt là Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg);

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 chuyển ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (không được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg);

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu hoặc chuyển ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

– Dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg .”

Theo quy định nêu trên, có 2 đối tượng chuyển ngành được hưởng chế độ thẻ bảo hiểm y tế cựu chiến binh bao gồm:

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 chuyển ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (không được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg);

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu hoặc chuyển ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

Như vậy, bác là cựu chiến binh đã phục viên, xuất ngũ năm 1982. Trước khi phục viên, xuất ngũ, bác đang là hạ sĩ quan và không trực tiếp tham gia chiến đấu nên bác không thuộc đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế cựu chiến binh. Trong trường hợp không trực tiếp chiến đấu như của bác phải là sĩ quan mới được cấp thẻ bảo hiểm y tế cựu chiến binh hưởng quyền lợi 100%.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

luatannam