Ai có quyền đại diện trong tranh chấp đất xây đình làng
Ai có quyền đại diện trong tranh chấp đất xây đình làng? Tôi sống tại xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Tại xã của tôi có một đình làng được xây dựng từ lâu. Trước đây những người trong làng có cho bà Ngọc mượn đất đình để ở tạm. Nhưng sau một thời gian ở trên đất đình bà Ngọc đi đăng ký kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phần đất bà Ngọc ở và hiện nay còn lấn chiếm cả đất của đình.
Theo sự đồng ý của những người trong ban khánh tiết của đình, ông tôi là chánh bái tại đình làng được ủy quyền đi làm đơn khởi kiện bà Ngọc. Vậy ông tôi có được quyền đại diện cho đình để đòi lại phần đất này không? Hiện nay đất đình này không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì UBND xã cho rằng không có tên cá nhân ai đứng tên nên không thể cấp giấy chứng nhận quyền cho đình được. Nhưng đình làng có đăng ký kê khai đất vào sổ mục kê năm 1994.
- Tranh chấp về đường đi qua đất ruộng
- Thủ tục hòa giải tranh chấp về đất đai
- Khởi kiện tranh chấp đất đai bị lấn chiếm
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với vấn đề: Ai có quyền đại diện trong tranh chấp đất xây đình làng, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thứ nhất về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đình làng
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Luật đất đai năm 2013 thì cộng đồng dân cư tại thôn, làng, xóm,.. cũng được coi là một trong các đối tượng sử dụng đất. Và căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 100 Luật đất đai năm 2013:
“Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất
5. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
Bên cạnh đó, căn cứ điểm i khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định:
“Điều 5. Thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận
1. Ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo quy định sau:
i) Cộng đồng dân cư thì ghi tên của cộng đồng dân cư (do cộng đồng dân cư xác định, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận) và địa chỉ nơi sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư“.
Như vậy
Đất được cộng đồng dân cư sử dụng cho các công trình là đình, miếu, am,… và không có tranh chấp, được UBND xã xác nhận là đất sử dụng chung của cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Khi đó, phần ghi thông tin về người sử dụng đất sẽ ghi tên của cộng đồng dân cư và tên này do cộng đồng dân cư xác định, được UBND cấp xã xác nhận và địa chỉ nơi sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư.
Trong trường hợp của bạn: đất xây dựng đình làm bạn đã được sử dụng từ lâu đời thì hiện nay nếu người dân chứng minh được đất này không có tranh chấp thì sẽ được cấp giấy chứng nhận cho cộng đồng dân cư là những người dân trong làng bạn.
Do đó bên UBND xã lấy lý do là không có ai đứng tên nên không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đình cho làng bạn là không đúng quy định của pháp luật.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Thứ hai về người đại diện trong tranh chấp đất xây đình làng
Quy định pháp luật đất đai và pháp luật dân sự hiện hành không có quy định cụ thể về vấn đề người đại diện của cộng đồng dân cư trong giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất. Do đó vấn đề người đại diện của cộng đồng dân cư sẽ căn cứ theo quy định tại Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:
“Điều 85. Người đại diện
1. Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.”
Như vậy, pháp luật không có quy định người đại diện theo pháp luật của cộng đồng dân cư thì cộng đồng dân cư có thể thỏa thuận đưa ra một người đại diện theo ủy quyền của cộng đồng dân dân cư.
Do đó, những người dân trong làng có thể ủy quyền cho ông bạn thay mặt người dân tham gia tranh chấp quyền sử dụng đất đình làng với bà Ngọc.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Ai có quyền đại diện trong tranh chấp đất xây đình làng?
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Tranh chấp đất đai và hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Quy định về điều kiện để thực hiện việc bán đất cho hàng xóm
- Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai
- Vi bằng hợp đồng chuyển nhượng đất tại văn phòng thừa phát lại
- Thế chấp quyền sử dụng đất hộ gia đình khi có thành viên chết
- Quy định về giấy tờ xác định thời điểm sử dụng đất ổn định