Bán đất lấn chiếm
Tôi muốn tư vấn về vấn đề bán đất lấn chiếm. Gia đình tôi có mua mảnh đất 70 m2 của anh A để xây dựng nhà ở đã có giấy cam kết bán đất của anh A khi mua. Anh A khẳng định với gia đình tôi là đất không có tranh chấp và có trách nhiệm làm sổ đỏ cho gia đình tôi trong thời gian không quá 06 tháng. Gia đình tôi đã trả đủ tiền theo thỏa thuận đúng với biên bản cam kết bán đất xây dựng nhà ở mà anh A đã viết và ký tên. Nhưng đến nay đã hơn 3 năm mà anh A không thực hiện theo đúng những gì đã cam kết. Gia đình tôi đã nhắc nhở nhiều lần nhưng anh A vẫn không thực hiện và tìm nhiều lý do thoái thác. Sau đó gia đình tôi tìm hiểu thì biết được anh A đã dựng nhà tạm trên đất lấn chiếm để bán cho gia đình tôi. Vậy hành vi của anh A có phải là hành vi lừa đảo không? Nếu đúng là hành vi lừa đảo thì xử lý như thế nào? Gia đình tôi muốn đòi lại quyền lợi của mình thì cần phải làm gì? Mong sự tư vấn của luật sư, tôi xin chân thành cảm ơn!
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi đất thuộc hai xã
- Làm gì khi bị hàng xóm lấn chiếm đất
- Khởi kiện tranh chấp đất đai bị lấn chiếm
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề bán đất lấn chiếm, Tổng đài xin tư vấn như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật đất đai năm 2013, hành vi lấn chiếm đất đai là hành vi vi phạm pháp luật đất đai. Do đó anh A bán đất lấn chiếm cho gia đình bạn là hành vi trái với quy định pháp luật.
Thứ nhất về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Căn cứ theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009:
“Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
Như vậy tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được cấu thành như sau:
– Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản như dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.
– Về giá trị tài sản chiếm đoạt: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên.
– Về lỗi: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác do mình thực hiện hành vi là gian dối, trái pháp luật. Đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
Do đó việc anh A biết trước thửa đất 70 m2 bán cho gia đình bạn là đất lấn chiếm nhưng vẫn bán cho gia đình bạn và cam kết đất không có tranh chấp và sẽ làm sổ đỏ cho gia đình bạn. Vì tin tưởng A mà gia đình bạn đã thanh toán tiền mua đất cho A. Như vậy hành vi của anh A đủ điều kiện để cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009, mức xử phạt thấp nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, mức xử phạt cao nhất là tử hình.
Thứ hai về bảo đảm quyền lợi khi bị xâm hại
Căn cứ theo quy định tại Điều 101 Bộ luật tố tụng hình sự 2003:
“Điều 101. Tố giác và tin báo về tội phạm
Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.
Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.”
Để bảo đảm quyền lợi của mình và gia đình, bạn có thể làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan công an huyện, quận để trình báo về hành vi của anh A.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Tóm lại
– Hành vi của anh A đủ điều kiện để cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
– Bạn có thể làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan công an huyện, quận để trình báo về vấn đề lừa đảo chiếm đoạt tài sản của anh A.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Bán đất lấn chiếm của người khác thì xử lý như thế nào
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do được giao
Cấp giấy chứng nhận sau khi giải quyết tranh chấp đất đai
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về bán đất lấn chiếm bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Đăng ký biến động khi nhận tài sản gắn liền với đất thuê trả tiền hàng năm
- Điều kiện để sang tên khi nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp
- Lấn chiếm đất có được chuyển nhượng cho người khác không
- Xin phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang trồng cà phê
- Quy định về bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất cho người đi xuất khẩu lao động