Bán nhà đất là di sản thừa kế của ông bà ngoại để lại
Tôi có thắc mắc về vấn đề: Bán nhà đất là di sản thừa kế của ông bà ngoại để lại. Trước kia ông bà ngoại tôi còn sống có mua một căn nhà (lúc đó mẹ tôi và một số chú dì đang ở bên Lào làm ăn) và sổ đỏ đứng tên ông ngoại tôi.
Ông bà ngoại tôi vừa mới mất, không có lập di chúc thừa kế cho ai. Nhà tôi có tổng cộng 12 cậu và dì. Trong lúc ông bà ngoại bị bệnh, các người con đều thay nhau chăm lo cho ông bà ngoại, trong đó có 1 người dì và chú dành nhiều thời gian chăm sóc ông bà ngoại hơn vì có thời gian . Những người còn lại vì vướng bận công việc nên chỉ chăm sóc được khi rảnh tay.
Bây giờ, khi ông bà ngoại đã mất thì mọi người trong gia đình đều nói nhà này là nhà của họ, còn mẹ tôi thì không có quyền gì trong đó cả, mặc dù mẹ tôi là con ruột của ông bà ngoại. Hiện tại thì người đứng đầu sổ hộ khẩu trong gia đình là người chú, người chăm sóc ngoại tôi nhiều nhất.
Hiện nay các cậu dì tôi muốn bán nhà để lấy tiền tiêu xài nhưng mẹ tôi không đồng ý bán thì có được không? Hiện các cậu dì đang muốn đuổi mẹ con tôi đi để bán nhà đất.
- Tranh chấp về bồi thường di sản thừa kế chưa chia
- Tranh chấp chia lại di sản thừa kế
- Chia di sản thừa kế khi bố mẹ qua đời không có di chúc
Tư vấn pháp luật đất đai:
Với vấn đề bán nhà đất là di sản thừa kế của ông bà ngoại để lại, Tổng đài tư vấn xin tư vấn như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp: ông bà ngoại mất đi không để lại di chúc và để lại di sản thừa kế là căn nhà và đất. Do đó di sản thừa kế sẽ được chia theo quy định pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 :
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Như vậy
Ông bà ngoại bạn mất không để lại di chúc nên căn nhà và đất sẽ được chia cho hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ hoặc chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ và con nuôi của ông, bà bạn. Do vậy, các con của ông bà bạn sẽ tức mẹ bạn và các cậu dì là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Chính vì thế mẹ bạn cũng có quyền thừa kế và sở hữu đối với phần di sản thừa kế mà mẹ bạn được hưởng. Do đó, khi các cậu, dì của mẹ bạn muốn bán nhà thì cần có sự đồng ý của mẹ bạn. Tuy nhiên, nếu họ muốn bán thì cần làm thủ tục phân chia di sản thừa kế theo Điều 660 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
“Điều 660. Phân chia di sản theo pháp luật
2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.”
Tóm lại
Để bảo đảm quyền lợi của mình thì mẹ bạn có thể làm đơn gửi tới Tòa án yêu cầu chia di sản thừa kế. Nếu mẹ bạn được chia căn nhà thì mẹ bạn sẽ phải thanh toán bằng tiền cho các đồng thừa kế khác tương đương với phần thừa kế của họ. Còn nếu khi không thỏa thuận được thì căn nhà sẽ được bán để chia cho mẹ bạn và các cậu, dì của bạn.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Bán nhà đất là di sản thừa kế của ông bà ngoại để lại.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Cấp giấy chứng nhận sau khi giải quyết tranh chấp đất đai
Thủ tục cấp sổ đỏ theo quyết định của Tòa án
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn, giải đáp thắc mắc.