Bảo đảm an toàn trong trường hợp cây cối có nguy cơ gây thiệt hại
Nhà ông A có trồng một hàng cây dừa song song với bờ tường của gia đình tôi. Lúc trước tôi có nhắc ông A về việc để ý tán dừa đừng có để nghiêng sang phần phía trên đất của nhà tôi (nhà tôi có xây dựng giàn trồng hoa lan, giá trị khá cao). Lúc đầu thì không có vấn đề gì nhưng càng về sau cây cối càng cao và tán càng rộng, nhiều tán dừa nghiêng sang nhà tôi và làm đổ nhiều chậu hoa do cành bị gió thổi. Tôi đã nhiều lần yêu cầu ông A chặt bỏ bớt tán cây nhưng ông A không làm. Vậy tôi cần phải làm gì trong trường hợp này?
- Quy định của pháp luật về lối đi qua bất động sản liền kề
- Xác định ranh giới sử dụng đất giữa hai bất động sản liền kề
- Quy định về lắp đặt hệ thống dẫn nước mưa với bất động sản liền kề
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề: Bảo đảm an toàn trong trường hợp cây cối có nguy cơ gây thiệt hại; tổng đài xin tư vấn như sau:
Căn cứ khoản 2 Điều 175 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Điều 175. Ranh giới giữa các bất động sản
2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.“
Như vậy, theo quy định trên, gia đình ông A chỉ được trồng cây trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của ông A và nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1, khoản 3 Điều 177 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Điều 177. Bảo đảm an toàn trong trường hợp cây cối, công trình có nguy cơ gây thiệt hại
1. Trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu tài sản thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, chặt cây, sửa chữa hoặc dỡ bỏ công trình xây dựng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu không tự nguyện thực hiện thì chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu.
3. Trường hợp gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì chủ sở hữu cây cối, công trình phải bồi thường.“
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 1900 6172
Đối chiếu với quy định trên, bạn có quyền yêu cầu ông A cắt tỉa phần cành bên phần đất của gia đình bạn. Nếu không tự nguyện thực hiện thì bạn có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất cho cắt tỉa phần cành bên phần đất của gia đình bạn. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:
Quyền yêu cầu mở lối đi qua bất động sản liền kề khi bị vây bọc
Tranh chấp lối đi qua bất động sản liền kề khi mua thửa đất phía trong
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về bảo đảm an toàn trong trường hợp cây cối có nguy cơ gây thiệt hại, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Mẫu 01 – mẫu đơn xin thuê đất theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT
- Quy định chi tiết về việc xây dựng ban công ở các tầng
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do chuyển nhượng
- Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất của bố cho con
- Những khoản đền bù khi thu hồi đất ruộng để làm dự án xây dựng chung cư