Bố mẹ tặng cho quyền sử dụng đất nhưng không sang tên
Bố mẹ tặng cho quyền sử dụng đất nhưng không sang tên? Tôi có thắc mắc về quyền sử dụng đất mong được tổng đài hỗ trợ giúp tôi: Tôi ở nhà chồng đã được 20 năm. Trước đây mẹ chồng đã chia đất cho vợ chồng tôi để làm nhà nhưng mà không có sang tôi cho vợ chồng tôi (đất đó là đất đứng tên mẹ chồng tôi). Nay chồng tôi đã mất, sau 10 năm kể từ thời điểm mẹ hứa cho vợ chồng tôi đất đến nay, mẹ tôi đã già và muốn sang tên đất nhưng người mẹ tôi muốn sang tên không phải là tôi mà là hai cháu nội của bà (tức hai con gái của tôi). Vậy cho tôi hỏi bây giờ quyền sử dụng đất sẽ đứng tên ai?
- Hồ sơ sang tên sổ đỏ khi tặng cho quyền sử dụng đất
- Tặng cho quyền sử dụng đất nằm trong quy hoạch thu hồi đất
- Bà nội có được tặng cho cháu quyền sử dụng đất?
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn: Bố mẹ tặng cho quyền sử dụng đất nhưng không sang tên; tổng đài xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 459 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Điều 459. Tặng cho bất động sản
1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.”
Và theo quy định tại Khoản 3 Điều 188 Luật đất đai năm 2013:
“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”
Như vậy, việc tặng cho quyền sử dụng đất phải được lập thành hợp đồng có công chứng hoặc chứng thực và việc chuyển nhượng chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm được đăng ký vào sổ địa chính tại cơ quan đăng ký đất đai.
Đối với trường hợp của bạn:
Mẹ bạn hứa cho vợ chồng bạn mảnh đất làm nhà và việc cho đất này không có giấy tờ tặng cho quyền sử dụng đất cũng như không có tiến hành thủ tục sang tên. Do đó việc tặng quyền sử dụng đất giữa mẹ bạn và vợ chồng bạn là chưa có hiệu lực; quyền sử dụng đất nói trên vẫn thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mẹ bạn.
Hiện nay, mẹ bạn muốn tặng cho quyền sử dụng đất này cho hai con gái của bạn. Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Bộ luật dân sự năm :
“Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.”
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Vậy cá nhân, pháp nhân có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ với tài sản của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Do đó, mẹ bạn có quyền tặng cho quyền sử dụng đất của mình cho người khác theo ý chí của mẹ bạn. Nếu mẹ bạn tặng cho đất cho hai con của bạn và thực hiện đúng về hình thức của hợp đồng tặng cho và sang tên quyền sử dụng cho hai con bạn thì người được đứng tên quyền sử dụng đất là hai con của bạn.
Tóm lại
Việc tặng cho đất của mẹ bạn cho vợ chồng bạn là không có giá trị pháp lý; do đó khi mẹ bạn tặng cho đất cho hai con gái bạn đúng theo quy định pháp luật thì người có quyền sử dụng đất hợp pháp của hai con gái của bạn chứ không phải bạn.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Bố mẹ tặng cho quyền sử dụng đất nhưng không sang tên.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Thuế thu nhập cá nhân khi tặng cho quyền sử dụng đất
Sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi nhận tặng cho
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về bố mẹ tặng cho quyền sử dụng đất nhưng không sang tên; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.