19006172

Bồi thường khi bên mua tự ý lấp mương làm đường đi lại

Bồi thường khi bên mua tự ý lấp mương làm đường đi lại

Bồi thường khi bên mua tự ý lấp mương làm đường đi lại? Tôi ở tỉnh An Giang có 3000 m2 đất thổ cư, có một đường đi duy nhất vào thửa đất vì thửa đất này nằm độc lập xung quanh là mương công cộng. Năm 2000 tôi tách 9 thửa đất bán cho các hộ, người mua đất tự động lấp mương làm đường đi vào đất gây ngập úng khu vực phía trong. Người dân trong xóm kiện tôi bán đất không quy hoạch làm đường mương thoát nước, buộc tôi phải ra tiền bồi hoàn làm cống thoát nước cho khu vực phía trong vậy đúng không?



lấp mươngTư vấn pháp luật đất đai:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp về khởi kiện đòi lại đất đai cho mượn, Tổng đài tư vấn xin trả lời bạn như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật đất đai năm 2013 về hành vi vi phạm pháp luật đất đai:

“Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.”

Như vậy,  hành vi lấn chiếm, hủy hoại đất đai là hành vi vi phạm pháp luật. Trong trường hợp của bạn: bạn bán đất cho 9 người và những người  mua này tự ý san lấp mương để xây dựng đường đi, do đó hành vi của những người mua đất là hành vi lấn, chiếm đất, trái với quy định của pháp luật đất đai.

Xử phạt đối với hành vi lấn chiếm đất đai

Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 17 Nghị định 104/2017/NĐ-CP:

“Điều 17. Vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tự ý dỡ bỏ hoặc lấp công trình thủy lợi;

b) Xây dựng nhà ở, công trình phụ, cầu, kè, bến bốc dỡ hàng hóa, nơi sản xuất, bãi chứa vật liệu trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

c) Khai thác đất, đá, cát, sỏi và các vật liệu xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.”

Như vậy

Hành vi tự ý san lấp mương để xây dựng lối đi lại của các hộ gia đình trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Bên cạnh đó còn, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể yêu cầu người vi phạm tháo dỡ công trình xây dựng trái phép và khôi phục lại nguyên trạng đất ban đầu của đất.

Về vấn đề bồi thường khi gây ngập úng nước

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”

lấp mương

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

Theo quy định trên, khi bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác thì có quyền yêu cầu người có hành vi vi phạm bồi thường theo nguyên tắc thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (khoản 1 Điều 585 Bộ luật dân sự 2015).

Kết luận

Trong trường hợp này, cần xác định người lấp mương để biết chính xác đối tượng bị xử phạt hành chính và bồi thường thiệt hại cho những hộ dân xung quanh. Và nếu bạn không tham gia vào việc lấp mương thì bạn sẽ không có nghĩa vụ phải bồi thường cho thiệt hại do ngập úng gây nên.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Giải quyết tranh chấp đất đai về hành vi lấn chiếm đất đai

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc thì bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

luatannam