Bồi thường thiệt hại khi hộ liền kề chặn suối gây ngập úng
Nhà ông A và ông B có diện tích đất nông nghiệp liền kề nhau, ông A ngăn dòng chảy của dòng suối nhỏ để tưới cho hoa màu gia đình ông ấy nhưng làm dâng nước gây ngập úng khiến cho hoa màu của ông B bị hư hại. Xin cho hỏi căn cứ vào văn bản nào để giải quyết sự việc trên.
- Xây dựng nhà làm ảnh hưởng đến nhà liền kề
- Bồi thường khi bên mua tự ý lấp mương làm đường đi lại
- Bồi thường khi xây nhà làm ảnh hưởng đến hộ liền kề
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp: bồi thường thiệt hại khi hộ liền kề chặn suối gây ngập úng; tổng đài xin tư vấn như sau:
Hành vi của ông A đã trực tiếp gây thiệt hại về tài sản của ông B, ông A phải chịu trách nhiệm về các vấn đề sau:
Về vấn đề bồi thường khi gây ngập úng nước, ảnh hưởng đến hoa màu của B:
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Theo quy định trên, khi bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác thì có quyền yêu cầu người có hành vi vi phạm bồi thường theo nguyên tắc thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường; trong đó:
+) Hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc;
+) Phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (khoản 1 Điều 585 Bộ luật dân sự 2015).
Theo quy định tại Điều 253 của Bộ Luật Dân sự 2015 về quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác:
“Người có quyền sử dụng đất canh tác khi có nhu cầu về tưới nước, tiêu nước, có quyền yêu cầu những người sử dụng đất xung quanh để cho mình một lối dẫn nước thích hợp, thuận tiện cho việc tưới, tiêu; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó; nếu người sử dụng lối dẫn nước gây thiệt hại cho người sử dụng đất xung quanh thì phải bồi thường.”
Như vậy, việc ông A ngăn suối để tưới cho hoa màu nhưng gây thiệt hại cho hoa màu của gia đình ông B nên ông B có quyền yêu cầu ông A bồi thường thiệt hại cho mình.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Về xử phạt hành chính đối với ông A:
Điều 13 Nghị định 104/2017/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính với vi phạm cản trở dòng chảy công trình thủy lợi:
Điều 13. Vi phạm gây cản trở dòng chảy của công trình thủy lợi
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi trồng rau, cắm đăng đó, chất chà và các hình thức đánh bắt khác gây cản trở dòng chảy.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi ngâm tre, luồng, nứa, lá, gỗ hoặc tạo các vật cản khác gây cản trở dòng chảy.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Như vậy, hành vi của B là vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt hành chính và bị A kiện đòi bòi thường thiệt hại do hành vi của B gây ra.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Giải quyết tranh chấp đất đai về hành vi lấn chiếm đất đai
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc thì bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Thuê lại đất của hộ gia đình thuê của Ủy ban nhân dân cấp xã
- Tách thửa dưới hạn mức để làm lối đi qua bất động sản liền kề
- Tranh chấp về mức giá bồi thường về đất khi thu hồi đất thấp
- Đặt ống thoát ngưng của máy điều hòa lấn đất nhà bên cạnh
- Quy định về điều kiện chuyển nhượng dự án kinh doanh bất động sản