Nội dung câu hỏi:
Tôi muốn hỏi về vấn đề chia thừa kế là nhà khi không có di chúc sau: Bác gái tôi mất năm 1990 không để lại di chúc, bác có 2 căn nhà tại thành phố Vũng Tàu. Bác tôi không có chồng con, chỉ có 3 người em ruột, 1 người bên Mỹ, 1 người bên Úc và 1 người ở Việt Nam là ba tôi. Sau khi bác gái mất thì năm 2001 người bên Mỹ viết đơn xin hiến hết phần được thừa kế đó cho bệnh viện Lê lợi (Vũng Tàu) nhưng bệnh viện đó từ chối không nhận vì đó là bệnh viện nhà nước. Còn người bên Úc thì đòi chia phần tài sản đó. Nhưng chưa giải quyết được nên tranh chấp đến năm nay.
Vậy luật sư cho tôi hỏi là bây giờ nếu chia tài sản thì chia như thế nào. Người bên Mỹ đã viết đơn hiến cho bệnh viện thì có được chia tài sản không? Và bệnh viện không lấy thì nhà nước có thu hồi phần tài sản được thừa kế của người bên Mỹ không?
Ba mẹ tôi là người ở trông nom 2 căn đó từ lúc bác gái mất đến nay có đăng ký tạm trú và đóng thuế đầy đủ, có xây lại 2 căn nhà. Vậy khi chia tài sản bố mẹ tôi có được chia phần hơn không?
- Cấp GCN quyền sử dụng đất khi đang có tranh chấp
- Thủ tục hòa giải tranh chấp về đất đai
- Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?
Tư vấn pháp luật đất đai
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề không có di chúc, tổng đài xin tư vấn như sau:
Quy định về chia thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, theo đó, trường hợp người có tài sản thừa kế mất mà không để lại di chúc thì áp dụng chia thừa kế theo pháp luật (điểm a Khoản 1 Điều 649 Bộ luật Dân sự số 2015). Căn cứ Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định hàng thừa kế theo pháp luật như sau:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.“
Thừa kế theo pháp luật được chia theo hàng thừa kế. Do đó, trong trường hợp này, bác bạn mất không có chồng/con nên đối tượng của hàng thừa kế thứ nhất không còn (vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết) nên áp dụng chia di sản theo hàng thừa kế thứ 02, bao gồm:
– Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
– Anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết;
– Cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Như vậy, ạnh/chị/em ruột của người để lại di sản sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Do đó, bác bạn mất không có chồng con, chỉ có 3 người em (trong đó bao gồm cả bố bạn) thì 3 người này được hưởng phần di sản bằng nhau.
Việc quản lý di sản thừa kế và từ chối nhận tài sản thừa kế
Theo Điều 458 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký. Do đó, khi nếu bệnh viện không nhận phần di sản mà người bên Mỹ tặng cho thì khi đó, nó vẫn là tài sản của người này. Nếu họ không muốn nhận di sản thì họ có thể lập văn bản về việc từ chối nhận di sản theo Điều 620 Bộ luật dân sự 2015 nếu việc từ chối này không nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ. Lúc này, tài sản của họ sẽ được chia cho 2 người còn lại, trong đó có bố bạn.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
– Trong trường hợp này, bác bạn mất năm 1990 và có 02 căn nhà tại thành phố do ba bạn quản lý đến giờ. Do đó, căn cứ Điều 616 Bộ luật dân sự năm 2015 thì ba bạn là người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản và có các quyền theo Điều 640 Bộ luật này như sau:
– Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;
– Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Chia thừa kế là nhà khi không có di chúc.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
- Thủ tục sang tên sổ đỏ do thừa kế theo di chúc
- Thông tin trên Giấy chứng nhận khi nhiều người cùng được thừa kế
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về vấn đề không có di chúc, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Quy định về cá nhân nước ngoài cho cá nhân thuê nhà chung cư tại Việt Nam
- Diện tích thu hồi lớn hơn diện tích trên Giấy chứng nhận QSDĐ
- Có được làm mái che cố định lấn ra vỉa hè không?
- Bồi thường về việc di chuyển mồ mả khi nhà nước thu hồi đất
- Phân chia di sản thừa kế khi người để lại di sản định cư ở nước ngoài