Cho mượn đất nay muốn đòi lại đất thì phải làm như thế nào
Bà tôi trước đây có cho mượn đất để sử dụng từ năm 2006 đến nay, đất này là đất của hộ gia đình tôi và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nay gia đình muốn đòi lại đất đã cho mượn để sử dụng nhưng người đó không chịu trả. Vậy chúng tôi cần làm gì để lấy lại đất trong khi hợp đồng mượn đất gia đình tôi vẫn đang giữ?
- Đòi lại đất cho mượn nhưng không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
- Cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người khác mượn
- Cho công ty mượn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay vốn
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp: Cho mượn đất từ năm 1990 đến nay muốn đòi lại đất nhưng không được trả lại thì phải làm như thế nào Tổng đài xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 167 Luật đất đai năm 2013
“Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.“
Theo quy định trên, hiện nay người sử dụng đất có các quyền đối với đất bao gồm quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất nhưng không có quy định về quyền cho người khác mượn đất. Tuy nhiên, người họ hàng mượn đất của bà bạn từ năm 2006, theo đó, căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 113 Nghị định 181/2004/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 113. Giải quyết trường hợp hộ gia đình, cá nhân mượn đất, thuê đất của hộ gia đình, cá nhân khác
1. Việc giải quyết trường hợp hộ gia đình, cá nhân mượn, thuê đất ở gắn liền với nhà ở của hộ gia đình, cá nhân khác mà nay trên đất đó còn nhà ở hoặc không còn nhà ở ; hộ gia đình, cá nhân mượn, thuê đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh có nhà xưởng hoặc không còn nhà xưởng của hộ gia đình, cá nhân khác được thực hiện khi có các điều kiện sau:
a) Hộ gia đình, cá nhân cho mượn, cho thuê đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai;
b) Có văn bản thỏa thuận về việc mượn đất, thuê đất.
2. Việc giải quyết trường hợp hộ gia đình, cá nhân mượn đất, thuê đất của hộ gia đình, cá nhân khác quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng như sau:
a) Quyền sử dụng đất là tài sản của người cho mượn, cho thuê đất;”
Theo quy định trên, trước khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực (từ 1/7/2014) thì pháp luật không cấm việc các hộ gia đình, cá nhân cho mượn đất. Khi đó, việc giải quyết đòi lại đất trong trường hợp có văn bản thỏa thuận về việc mượn đất được xác định theo nguyên tắc quyền sử dụng đất là tài sản của người cho mượn đất. Dù Nghị định 181/2004/NĐ-CP hiện nay hết hiệu lực nhưng khi giải quyết tranh chấp, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vẫn áp dụng tinh thần của Nghị định này.
Về thủ tục giải quyết tranh chấp
1. Giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải:
Căn cứ theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp tự thỏa thuận để giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu không tự thỏa thuận được thì bạn có thể là đơn yêu cầu hỏa giải tại UBND cấp xã nơi có đất.
2. Giải quyết tranh chấp bằng việc khởi kiện dân sự:
Nếu hòa giải không thành thì theo quy định tại Khoản 2 Điều 203 Luật đất đai năm 2013:
“Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;”
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Vậy, tranh chấp về quyền sử dụng đất được giải quyết như sau:
Thứ nhất, các bên tự thương lượng, hòa giải.
Thứ hai, trong trường hợp không thể tự thương lượng, hòa giải thì một trong các bên có quyền nộp đơn khiếu nại đến UBND cấp xã.
Thứ ba, trường hợp hòa giải không thành hoặc hòa giải thành nhưng một trong các bên không thực hiện thì có quyền khởi kiện đến TAND cấp huyện nơi có đất.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Cho mượn đất từ năm 1990 đến nay muốn đòi lại đất nhưng không được trả lại thì phải làm như thế nào. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Thời gian hòa giải tranh chấp đất đai tại xã
Thời hạn Tòa án thụ lý đơn giải quyết tranh chấp đất đai
Trong quá trình giải quyết vấn đề đòi lại đất trước đây cho mượn nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Cho tôi hỏi việc xác định thời điểm bắt đầu sử dụng đất được xác định từ khi nào
- Nghĩa vụ tài chính khi chậm đưa đất vào sử dụng trong khu kinh tế
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đất được chuyển nhượng
- Số nhân khẩu được hỗ trợ chuyển đổi nghề khi nhà nước thu hồi đất
- Quy định pháp luật về tự ý cầm cố quyền sử dụng đất của hộ gia đình