Cho mượn nhà ở có thể đòi lại được không?
Cho mượn nhà ở có thể đòi lại được không? Tôi có một số khúc mắc về vấn đề nhà đất cần tổng đài tư vấn giúp tôi: Mẹ tôi có một mảnh đất có xây dựng nhà ở, đất và nhà đứng tên trên sổ hồng là tên của mẹ tôi (mau từ khi mẹ tôi còn chưa kết hôn). Năm 2015, mẹ tôi cho dì ba mượn nhà sinh sống tạm vì nhà của dì ba bị hỏng do bão. Khi cho mượn mẹ tôi cũng có viết giấy cho mượn nhà cho đến khi dì ba xây dựng xong nhà.
Cuối năm 2016, nhà của dì ba đã xây dựng xong nhưng dì ba vẫn không trả lại nhà cho mẹ tôi dù mẹ tôi đã nhắc khéo nhiều lần. Tháng 01/2018, mẹ tôi qua đời, anh em tôi được thừa kế mảnh đất và nhà đó, đến đòi lại nhà đất thì dì ba không đồng ý với lý do mẹ tôi đã cho dì mượn rồi và dì tôi vẫn có giấy tờ mượn có chữ ký của mẹ tôi. Vậy chúng tôi đòi lại đất của mẹ tôi như thế nào?
- Đòi lại đất đã được hợp thức hóa cho người khác
- Đòi lại đất đã được Nhà nước giao cho người khác
- Quyền kiện đòi lại đất sau khi đã tặng cho
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp: Cho mượn nhà ở có đòi được không; Tổng đài xin tư vấn như sau:
Theo pháp luật đất đai hiện hành không có quy định về vấn đề cho mượn quyền sử dụng đất, nhưng căn cứ theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 10 Luật Nhà ở năm 2014:
“Điều 10. Quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở
1. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các quyền sau đây:
d) Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;”
Như vậy, theo pháp luật nhà ở năm 2014 thì chủ sở hữu nhà ở có quyền cho các chủ thể khác mượn nhà ở. Đối với trường hợp của bạn: mẹ bạn có nhà và đất đứng tên sổ hồng của mẹ bạn; dó đó mẹ bạn có quyền cho dì ba của bạn mượn nhà ở có đứng tên của mẹ bạn.
Tuy nhiên căn cứ theo quy định tại Điều 154 Luật Nhà ở năm 2015 về trường hợp chấm dứt hợp đồng cho mượn nhà ở:
“Điều 154. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở
1. Thời hạn cho mượn, cho ở nhờ đã hết.
2. Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ không còn.
3. Bên mượn, bên ở nhờ nhà ở chết hoặc mất tích theo tuyên bố của Tòa án.
4. Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc diện đã có quyết định giải tỏa, phá dỡ hoặc thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Theo thỏa thuận của các bên.”
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy:
Giấy tờ mượn nhà giữa mẹ và dì ba có ghi rõ là cho dì ba của bạn mượn nhà cho đến khi nhà của dì ba bạn xây dựng xong. Và theo thông tin bạn cung cấp thì nhà của dì ba bạn đã xây dựng xong từ cuối năm 2016. Do đó giấy tờ cho mượn cũng đã hết thời hạn cho mượn từ thời điểm nhà xây xong – cuối năm 2016.
Bên cạnh đó, khi mẹ bạn mất thì anh em bạn là người thừa kế quyền sử dụng nhà và đất đó nên anh em bạn có quyền đòi lại mảnh đất có nhà ở đó. Anh em bạn có thể làm đơn yêu cầu hòa giải gửi tới Ủy ban nhân cấp xã nơi có đất hoặc gửi trực tiếp đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện để yêu cầu giải quyết.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Cho mượn nhà ở có thể đòi lại được không?
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Khởi kiện đòi lại đất đai cho mượn
Thủ tục hòa giải tranh chấp về đất đai
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về cho mượn nhà ỏ có thể đòi lại không; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Hàng xóm xây dựng nhà có phần mái lấn sang khoảng không
- Nhập khẩu mẹ ruột vào sổ hộ khẩu gia đình để mua đất trồng lúa
- Khi mẹ chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì có cần các con ký làm chứng không
- Xây nhà không có Giấy phép xây dựng thì có được xác nhận tài sản không?
- Không cấp sổ đỏ cho đất được sử dụng ổn định lâu dài