Chuyển đất vườn thành đất thổ cư
Chuyển đất vườn thành đất thổ cư? Bố mẹ tôi có một mảnh đất diện tích 1061 m2, có từ thời các cụ để lại. Năm 1992, địa phương xây dựng đường dây điện lưới đi qua một phần diện tích đất, cán bộ vào vận động bố tôi cho đi qua và bố mẹ tôi đồng ý. Đến năm 2000 khi cấp sổ đỏ thì chỉ ghi diện tích là 761 m2. Sau đó nhà nước đi đo đạc, bắn máy và nói phần đất còn lại cho vào đất vườn. Phần đất vườn được hiểu là gì? Bây giờ bố tôi muốn làm thủ tục nhập vào đất ở có được không? Thủ tục như thế nào?
- Hạn mức chuyển đất vườn sang đất ở
- Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép
- Hạn mức chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở và tiền sử dụng đất
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về chuyển đất vườn thành đất thổ cư; tổng đài xin tư vấn như sau:
Quy định của Luật đất đai năm 2013 thì không có quy định giải thích thuật ngữ “đất vườn”. Tuy nhiên hiện nay, đất vườn được hiểu là phần đất liền kề cùng một thửa với đất ở hoặc được tách riêng ra một thửa đất độc lập. Đất vườn không được phân loại là đất nông nghiệp cũng không được phân loại là đất phi nông nghiệp theo quy định tại Điều 10 Luật đất đai năm 2013 nhưng đất vườn được sử dụng với mức đích để trồng cây hàng năm, trồng hoa màu nên thường được coi là một dạng đất nông nghiệp.
Về chuyển đất vườn sang đất ở
Theo thông tin bạn cung cấp: bố bạn muốn nhập phần đất vườn vào đất thổ cư thì bố bạn phải tiến hành thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn sang đất ở theo quy định tại Khoản 1 Điều 57 Luật đất đai năm 2013:
“Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;”
Về trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở :
– Hồ sơ phải nộp: Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT thì hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm:
1. Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận).
– Nơi nộp hồ sơ : Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 59 Luật đất đai 2013 và điểm b khoản 1 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Văn phòng đăng ký đất đai. Tại nơi chưa có thì bạn có thể nộp hồ sơ tại UBND cấp xã.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
– Thời gian thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất:
Theo quy định tại Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì thời hạn giải quyết thủ tục chuyển đất vườn sang đất thổ cư là 15 ngày. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 10 ngày, trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Chuyển đất vườn thành đất thổ cư.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích đất từ đất vườn sang đất ở
Nộp hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất ở đâu?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Các trường hợp bất khả kháng ảnh hưởng đến tiến độ sử dụng đất
- Xử phạt hành vi chuyển nhượng đất khi đất đang có tranh chấp
- Thủ tục bổ sung tên vợ vào Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà năm 2023
- Đã ghi nợ tiền chuyển mục đích sử dụng đất có được ghi nợ tiếp
- Ủy quyền quản lý và định đoạt đối với quyền sử dụng đất