Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp bằng lời nói
Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp bằng lời nói? Gia đình tôi có mảnh đất được công nhận quyền sử dụng đất năm 2003; mục đích sử dụng đất là đất trồng cây hàng năm khác. Gia đình tôi đã thuê máy xúc cải tạo phần đất để tiện cho việc đi lại. Sau này gia đình tôi và anh Hòa có thương lượng miệng về việc đổi đất với nhau để anh ta sử dụng đất vào mục đích tiểu thủ công nghiệp (làm nhà máy gạch) nhưng giờ anh Hòa không đồng ý làm nữa mà muốn đào ao thả cá trên phần đất đó. Vậy gia đình tôi không muốn đổi nữa mà muốn đòi lại đất để trồng rau, củ. Vậy cho tôi hỏi nhà tôi có được lấy lại thửa đất đó không?
- Chuyển đổi đất nông nghiệp có đóng thuế thu nhập cá nhân
- Có được chuyển đổi quyền sử dụng nông nghiệp thuộc hai xã liền kề không
- Thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn Có được thực hiện quyền chuyển đổi đất nông nghiệp khác xã không; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 502 Bộ luật dân sự năm 2015: “1. Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Và theo Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định:
“3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;”
Như vậy, việc chuyển đối, chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
Đối với trường hợp của bạn: Gia đình bạn và anh Hòa thỏa thuận việc chuyển đổi với nhau nhưng chỉ thỏa thuận bằng lời nói chứ không có bất cứ giấy tờ gì. Do đó việc chuyển đổi quyến sử dụng đất này không đáp ứng điều kiện về hình thức của hợp đồng và bị vô hiệu theo quy định tại Điều 122 Bộ luật dân sự năm 2015.
Đồng thời theo quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015 về hậu quả khi hợp đồng vô hiệu:
“Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1.Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2.Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.”
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Đối với hợp đồng dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên và hai bên trả lại cho nhau những gì đã nhận. Do đó, gia đình bạn phải trả lại đất cho anh Hòa và anh Hòa cũng phải trả lại quyền sử dụng đất cho bạn.
Để bảo đảm quyền lợi của mình thì gia đình bạn có thể thỏa thuận với anh Hòa để hoàn trả lại tài sản cho nhau. Nếu không thỏa thuận được thì bạn có thể làm đơn khởi kiện gửi tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất yêu cầu tuyên bố giao dịch chuyển đổi đất vô hiệu và hoàn trả lại tài sản cho nhau.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp bằng lời nói.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Thủ tục sang tên trước bạ khi chuyển nhượng đất đai
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về vấn đề chuyển đổi đất nông nghiệp khác xã bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Có được cấp sổ đỏ mới khi nhận chuyển nhượng đất
- Mức hộ trợ đối với mộ đất trên 3 năm chưa cải táng phải di dời tại Quảng Bình
- Quy định về thủ tục đăng ký bổ sung tài sản gắn liền với đất
- Chậm trả tiền bồi thường có phải trả tiền lãi không
- Thuê đất trả tiền một lần có được chuyển sang thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm