19006172

Chuyển nhượng đất đã có hợp đồng mua bán được công chứng

Chuyển nhượng đất đã có hợp đồng mua bán được công chứng

Chuyển nhượng đất đã có hợp đồng mua bán được công chứng? Tôi có mua một mảnh đất diện tích 350 m2 của ông A. Sau khi ký hợp đồng mua bán tôi và ông A có đi công chứng hợp đồng mua bán và đi đăng ký tại cơ quan quản lý đất đai. Trong thời gian chờ sang tên cho tôi, ông A lại bán đất cho ông B. Vậy tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?



hợp đồng mua bán được công chứngTư vấn pháp luật đất đai:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVề chuyển nhượng đất đã có hợp đồng mua bán được công chứng, tổng đài xin tư vấn như sau:

Thứ nhất về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

 

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 167 và Khoản 3 Điều 188 Luật đất đai năm 2013:

“Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”

Như vậy, 

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản được công chứng, chứng thực và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai.

Theo thông tin bạn cung cấp thì hợp đồng mua bán đất giữa bạn và ông A đã được lập thành văn bản và được công chứng nên hợp đồng mua bán đúng về hình thức do pháp luật quy định. Bên cạnh đó bạn đã đăng ký việc mua bán đất với cơ quan quản lý đất đai và đang trong thời gian chờ sang tên sổ đỏ. Vậy việc mua bán đất giữa bạn và ông A đã có hiệu lực pháp luật.

Thứ hai về giao dịch bán đất giữa ông A và ông B

Như đã phân tích ở trên thì việc mua bán đất giữa bạn và ông A đã có hiệu lực pháp luật nên việc ông A bán lại thửa đất cho ông B là không đúng quy định của pháp luật theo quy định tại Điều 127 Bộ luật dân sự năm 2015:

hợp đồng mua bán được công chứng

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

“Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.”

Để bảo đảm quyền lợi của mình trong trường hợp này, bạn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án công nhận hiệu lực pháp luật của hợp đồng mua bán giữa bạn và ông A và tuyên bố giao dịch giữa ông A và ông B là giao dịch vô hiệu.

Tóm lại

Bạn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án nhân dân huyện công nhận hợp đồng chuyển nhượng giữa bạn và ông A có hiệu lực pháp luật.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Chuyển nhượng đất đã có hợp đồng mua bán được công chứng.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tách thửa cùng lúc được không?

Mọi vướng mắc về chuyển nhượng đất đã có hợp đồng mua bán được công chứng; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn.

luatannam