Chuyển nhượng nhà ở khi có người bị mất năng lực hành vi
Gia đình em gồm 5 gia đình trong 1 căn nhà lớn, giờ muốn bán nhà chia đều cho 5 gia đình mà phải cần chữ kí của cả 5 người đồng ý bán , nhưng có một người có vấn đề về thần kinh , vậy cho em hỏi chữ kí của 4 người còn lại có hiệu lực không hay phải cần chữ kí của cả 5 người ạ ? Trường hợp cả gia đình muốn bán thì cần phải làm như thế nào mới bán được ạ? E cảm ơn .
- Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Tranh chấp về vấn đề sang tên sổ đỏ không có sự đồng ý của các con
Luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn.. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về việc chuyển nhượng nhà đất là tài sản chung
Theo như thông tin bạn cung cấp, hiện nay căn nhà của bạn đang được xác định là tài sản chung của 5 gia đình, do đó nếu không có thỏa thuận về phần riêng của mỗi người thì đây sẽ được xác định là sở hữu chung hợp nhất. Căn cứ quy định tại Khoản 1 Khoản 2 Khoản 3 Điều 218 Bộ luật dân sự năm 2015 theo đó:
“Điều 218. Định đoạt tài sản chung
1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.
2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.”
Căn cứ quy định nêu trên, trong trường hợp này khi tài sản là sở hữu chung hợp nhất thì khi chuyển nhượng tài sản chung này thì phải được sự đồng ý của tất cả chủ sở hữu. Do đó, trường hợp gia đình bạn muốn chuyển nhượng mảnh đất và nhà ở này thì phải được sự đồng ý của tất cả 05 người là chủ sở hữu. Việc chỉ có 4 người ký chuyển nhượng thì việc chuyển nhượng này không có giá trị pháp lý.
Thứ hai, chuyển nhượng nhà ở khi có người bị mất năng lực hành vi
Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.”
Theo như thông tin bạn cho biết, một người là chủ sở hữu chung trong nhà đất của bạn bị bệnh thần kinh do đó, để chuyển nhượng nhà đất đó cho người khác thì cần phải đưa người mắc bệnh thần kinh đó đến Tổ chức giám định pháp y tâm thần có thẩm quyền để giám định. Trường hợp, Tổ chức Giám định pháp y tâm thần kết luận người đó không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình, thì những người cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở nên làm đơn đề nghị Tòa án có thẩm quyền tuyên bố người này bị mất năng lực hành vi dân sự. Kể từ thời điểm quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, thì người này được pháp luật xác định là người mất năng lực hành vi dân sự và Tòa án sẽ xác định người giám hộ cho người bị mất năng lực hành vi này. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 59 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quản lý tài sản của người được giám hộ như sau:
“1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi được quy định tại khoản 1 Điều này.”
Như vậy, căn cứ vào quy định trên, trong trường hợp người sở hữu chung đó bị mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ của người này được ký giấy tờ chuyển nhượng quyền sở hữu nhà và đất thay cho người bị mất năng lực hành vi dân sự nhưng phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề cho người nhà đất, xin vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn đất đai 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
–> Chuyển quyền sở hữu nhà ở có cần các con đồng ý không?
- Quy định về chuyển đất trồng rừng phòng hộ sang đất nuôi thủy sản
- Xác định di chúc để thừa kế quyền sử dụng đất hợp pháp
- Việc xây dựng lều trông coi trên đất trồng cây được thực hiện thế nào?
- Xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với đất trong quy hoạch
- Chuyển mục đích sử dụng đất khi đang thế chấp