Chuyển nhượng nhà ở khi đa số thành viên không đồng ý
Chuyển nhượng nhà ở khi đa số thành viên không đồng ý? Bác em có một mảnh đất xây dựng nhà ở muốn bán nhưng hiện nay các con trong gia đình không đồng ý cho bán. Vậy bác của em muốn bán mảnh đất này mà không có chữ ký của các con có được không?
- Thủ tục sang tên trước bạ khi chuyển nhượng đất đai
- Ai được chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ gia đình?
- Định đoạt quyền sử dụng đất của hộ gia đình như thế nào?
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn: Chuyển nhượng nhà ở khi đa số thành viên không đồng ý; tổng đài xin tư vấn như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp: Bác bạn có một mảnh đất xây dựng nhà ở muốn bán nhưng bạn không nêu rõ mảnh đất này đứng tên quyền sử dụng đất của bác bạn hay cả hộ gia đình bác bạn. Do đó chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Trường hợp 1: Quyền sử dụng đất đứng tên của bác bạn
Căn cứ theo quy định tại Khoản 16 Điều 2 Luật đất đai năm 2013 thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ để Nhà nước xác định người sử dụng đất hợp pháp. Do đó, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và căn nhà nói trên đứng tên bác của bạn; do đó người sử dụng đất hợp pháp là cá nhân bác bạn.
Chính vì thế theo Khoản 1 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 thì bác bạn có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất của mình cho người khác mà không cần sự đồng ý của các con nếu đáp ứng các điều kiện chuyển nhượng đất theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trường hợp 2: Quyền sử dụng đất đứng tên hộ gia đình bác bạn
Căn cứ Khoản 29 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 quy định như sau:
“29. Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.”
Theo quy định trên, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình là cấp cho tất cả những thành viên trong gia đình có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm được nhà nước giao đất là những người có quyền sử dụng đất. Vì vậy, họ đều có quyền quyết định chuyển nhượng quyền sử dụng đất này.
Mặt khác, tại Khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định:
“5. Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.”
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình chỉ được người đứng tên trên giấy chứng nhận ký tên, tức là phải có sự đồng ý của các thành viên trong hộ gia đình bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
Do đó, bác bạn chỉ được chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi được các con và vợ bác bạn đồng ý. Nếu các con không đồng ý mà bác bạn vẫn chuyển nhượng thì việc chuyển nhượng vô hiệu.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Chuyển nhượng nhà ở khi đa số thành viên không đồng ý.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Tranh chấp về vấn đề sang tên sổ đỏ không có sự đồng ý của các con
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về chuyển nhượng nhà ở khi đa số thành viên không đồng ý; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Quy định về thủ tục xin ghi nợ tiền sử dụng đất đối với cá nhân
- Xác định đơn giá thuê khi phần mặt nước thuê nằm trên địa bàn hai tỉnh
- Giá đền bù cho đất bị giải phóng mặt bằng thực hiện dự án
- Quy định về căn cứ xác định thời gian sử dụng đất của hộ gia đình
- Mua bán đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất