19006172

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất được tặng cho bằng miệng

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất được tặng cho bằng miệng

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất được tặng cho bằng miệng? Năm 2004, ba tôi được cấp đất và sau đó đem chia lại cho các con trong nhà dưới hình thức miệng mà không có bất cứ giấy tờ nào xác nhận việc tặng cho này và đất của bố tôi cũng chưa có sổ đỏ. Căn cứ vào việc cho đất của bố tôi mà năm 2005 tôi bán 15 công đất cho chị gái tôi bằng giấy tờ viết tay với giá 13 triệu. Việc mua bán ngày được các anh em ruột của tôi làm chứng và tôi đã ký giấy xác nhận bán đất mặc dù tôi chưa có nhận tiền bán đất.

Sáu tháng sau, tôi đổi ý và thỏa thuận lại với chị tôi về việc đối 15 công đất thành 7 công đất và 1 diện tích đất nền nhà rộng 7m, giá trị vẫn là 13 triệu. Chị tôi đồng ý và tôi lại ký một giấy tờ viết tay, xé bỏ giấy tờ viết tay trước đó mà tôi đang giữ. Tuy nhiên chị gái tôi vẫn giữ giấy tờ viết tay bán 15 công đất kia.

Năm 2009, ba tôi sang tên quyền sử dụng đất cho các con và tiến hành tách thửa và tách khẩu cho các con. Hiện nay giá trị của thửa đất nên tới 600 triệu thì nên chị tôi đòi lại đất dựa vào tất cả giấy tay đã ký vào năm 2005-2006 (Bao gồm 15 công đất + 9 công +7 m nền nhà) để yêu cầu tôi giao trả lô đất đó. Đã hòa giải lần 1 nhưng không thành, bây giờ chuyển lên huyện.

Vậy anh chị cho tôi hỏi: giấy tờ viết tay giữa tôi và chị giá có hiệu lực pháp luật không khi đất được tặng cho bằng miệng? Nếu chị gái tôi yêu cầu tôi phải trả tiền mua đất của cả hai lần mua tức 26 triệu đồng mà thực tế tôi chỉ nhận 13 triệu thì tôi có phải trả không?



đất được tặng cho bằng miệngTư vấn pháp luật đất đai:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVề vấn đề chuyển nhượng quyền sử dụng đất được tặng cho bằng miệng, tổng đài xin tư vấn như sau:

Thứ nhất về tặng cho quyền sử dụng đất

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 106 Luật đất đai năm 2003, điều kiện để được mau bán, tặng cho quyền sử dụng đất bao gồm các điều kiện cụ thể sau:

+ Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

+ Đất không có tranh chấp;

+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

+ Trong thời hạn sử dụng đất.

Tại thời điểm bố bạn tặng cho quyền sử dụng đất cho các con thì chưa có có sổ đỏ nên lúc đó bố bạn không đủ điều kiện để được tặng cho quyền sử dụng đất.

Bên cạnh đó căn cứ theo quy định tại Điều 459 Bộ luật dân sự năm 2015:

“Điều 459. Tặng cho bất động sản

1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.

2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.”

Như vậy, việc tặng cho tài sản phải được lập thành văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc có chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền. Do đó việc tặng cho đất của bố bạn không đúng về mặt hình thức theo quy định của pháp luật.

Kết luận: Năm 2004 bố bạn tặng cho quyền sử dụng đất cho các con bằng miệng khi bố bạn chưa có sổ đỏ nên việc tặng cho này không đúng quy định của pháp luật và bạn không có quyền sử dụng, định đoạt với quyền sử dụng đất tặng cho bằng miệng của bố bạn.

đất được tặng cho bằng miệng

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

Vì vậy, bạn làm giấy tờ mua bán đất với chị gái vào năm 2005 và 2006 nhưng đến năm 2009 thì bạn mới có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, thời điểm 2005 và 2006 bạn chưa có quyền định đoạt đối với phần diện tích này nên hợp đồng của bạn với chị gái sẽ bị tuyên vô hiệu do chủ thể giao kết hợp đồng không có thẩm quyền.

Thứ hai về hoàn trả lại tiền mua đất đã trả

Như đã phân tích ở trên thì việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bạn và chị gái không có hiệu lực pháp luật do quyền sử dụng đất được chuyển nhượng không phải bởi người có quyền sử dụng đất (bố bạn) nên giao dịch giữa bạn và chị gái sẽ bị tuyên bố là vô hiệu.

Căn cứ theo quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015:

“Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.”

Do đó, bạn phải trả lại cho chị gái số tiền mua đất mà bạn đã nhận. Tuy nhiên theo thông tin bạn cung cấp thì bạn chỉ nhận 13 triệu đồng là tiền mua 9 công đất và nền căn nhà 7m nhưng chị bạn lại có tờ viết tay có chữ ký xác nhận của bạn về việc bán đất và nhận tiền mua đất. Nên chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

+ Nếu bạn chứng minh được việc giấy viết tay bán 15 công đất đã bị hủy bỏ và chứng minh được bạn chỉ nhận 13 triệu thì bạn chỉ phải hoàn trả 13 triệu đồng cho chị gái.

+ Nếu không chứng minh được thì bạn sẽ phải hoàn trả tiền mua đất theo cả hai giấy viết tay là 26 triệu đồng.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất được tặng cho bằng miệng.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:

Quyền chuyển nhượng đất khi chưa được cấp sổ đỏ

Nghĩa vụ tài chính khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Mọi vướng mắc về chuyển nhượng quyền sử dụng đất được tặng cho bằng miệng; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn.

luatannam