Chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi đất đứng tên hộ gia đình
Gia đình tôi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên hộ gia đình. Cho tôi hỏi hiện nay gia đình tôi muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì có bắt buộc phải tất cả các thành viên ký tên không? Trường hợp tôi có một người em trai năm nay đủ 16 tuổi thì khi chuyển nhượng đất thì em trai tôi có phải ký tên không hay bố mẹ tôi sẽ ký tên thay em trai tôi?
- Nhiều người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Luật sư hỗ trợ tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn.. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi đất đứng tên hộ gia đình
Căn cứ Khoản 29 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 quy định như sau:
“Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.
Theo đó, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình nghĩa là cấp cho tất cả những thành viên trong hộ gia đình đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất. Do đó, tất cả những người trong gia đình đều có quyền quyết định chuyển nhượng quyền sử dụng đất này.
Bên cạnh đó, căn cứ Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 hướng dẫn thi hành luật đất đai năm 2013 quy định:
1. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên.
2. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư.”
Vì vậy, để chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình thì cần có sự đồng ý, ký tên của những người trong hộ gia đình trên các văn bản giao dịch quyền sử dụng đất.
Thứ hai, về vấn đề chuyển nhượng đất khi có người chưa thành niên
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015 về người chưa thành niên:
“Điều 21. Người chưa thành niên
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.”
Như vậy
Đối với người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự; trừ các giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của pháp luật thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Và người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên là bố mẹ của người đó.
Đối với trường hợp của bạn: em trai bạn năm nay 16 tuổi nếu em bạn được xác định là thành viên hộ gia đình có quyền sử dụng đất thì khi ký giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình thì bố mẹ bạn phải đại diện cho em trai bạn khi ký hợp đồng chuyển nhượng đất.
Ngoài ra, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được tiến hành bằng hợp đồng được công chứng hoặc chứng thực. Và theo quy định tại Khoản 1 Điều 47 Luật Công chứng năm 2014:
“Điều 47. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch
1. Người yêu cầu công chứng là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự.
Trường hợp người yêu cầu công chứng là tổ chức thì việc yêu cầu công chứng được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức đó.
Người yêu cầu công chứng phải xuất trình đủ giấy tờ cần thiết liên quan đến việc công chứng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đó.”
Như vậy
Việc công chứng giao dịch dân sự phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện và khi công chứng người yêu cầu phải xuất trình giấy tờ chứng minh đến việc công chứng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của giấy tờ. Và theo Điều 19 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người có năng lực hành vi dân sự là người từ đủ 18 tuổi. Do đó, em trai bạn mới có 16 tuổi, chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nên vẫn phải có sự đồng ý ký tên trong hợp đồng chuyển nhượng đất.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn đất đai 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
–> Có được chuyển nhượng lại đất công ích của xã
- Giải quyết trường hợp bố mẹ cho đất nhưng không đủ diện tích tách thửa
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi đất thuộc hai huyện
- Tranh chấp di sản thừa kế là đất dùng để thờ cúng
- Cấp Giấy chứng nhận cho đất thuộc địa giới của hai xã trong cùng huyện
- Nguyên tắc tiến hành giảm tiền sử dụng đất cho nhiều đối tượng