19006172

Chuyển nhượng quyền sử dụng một mảnh đất cho hai người khác nhau

Chuyển nhượng quyền sử dụng một mảnh đất cho hai người khác nhau

Chuyển nhượng quyền sử dụng một mảnh đất cho hai người khác nhau? Anh Tcó mua một mảnh đất của tôi với diện tích 1000 m2, giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất là 3 tỷ đồng, anh T đã trả trước 2 tỷ. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa tôi và anh T đã được công chứng nhưng bản thân anh T lại không chắc chắn có mua hay không.

Trong thời gian anh T suy nghĩ thì có bà H ngỏ ý mua đất của tôi và đã đặt cọc trước 1 tỷ (có viết giấy đặt cọc). Tháng 10/2018 anh T tìm tôi để mua đứt mảnh đất và yêu cầu sẽ giao 1 tỷ đồng còn lại khi sang tên sổ. Nhưng khi tôi và anh T đi làm thủ tục sang tên thì bị từ chối do bà H làm đơn yêu cầu không cho chuyển nhượng với lý do bà H đã làm hợp đồng đặt cọc cho mảnh đất đó.

Vậy tôi có thể sang tên cho anh T không? Và phải làm gì để được sang tên?



Cho hai người khác nhauTư vấn pháp luật đất đai:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVới trường hợp của bạn: Chuyển nhượng quyền sử dụng một mảnh đất cho hai người khác nhau; chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 502 Bộ luật dân sự năm 2015 và Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

Và theo quy định tại Khoản 1 Điều 401 Bộ luật dân sự năm 2015: “1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.” thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận thì có hiệu lực từ thời điểm công chứng hoặc chứng thực hợp đồng.

Đối với trường hợp của bạn: hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bạn và anh T đã được công chứng và có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng. Do đó việc bạn ký hợp đồng đặt cọc quyền sử dụng đất với bà H khi mà hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bạn và anh T đã có hiệu lực.

Chính vì vậy, hợp đồng đặt cọc giữa bạn và bà H sẽ vô hiệu theo quy định tại Điều 127 Bộ luật dân sự năm 2015. Do đó bạn có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đặt cọc giữa bạn và bà H vô hiệu.

Và theo Điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015 về hậu quả khi giao dịch dân sự vô hiệu:

“Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.”

Cho hai người khác nhau

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

Như vậy, khi giao dịch đặt cọc giữa bạn và bà H vô hiệu thì bạn có thể tiếp tục tiến hành việc sang tên quyền sử dụng đất giữa bạn và anh T có thể tiếp tục.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau: Nơi nộp đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai

Trên đây là quy định của pháp luật về: Chuyển nhượng quyền sử dụng một mảnh đất cho hai người khác nhau. Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về đặt cọc mua đất cho người khác; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng tư vấn.

luatannam