19006172

Có được đòi lại đất sau khi tặng cho quyền sử dụng đất?

Đòi lại đất sau khi tặng cho quyền sử dụng đất

Tôi có một câu hỏi về việc đòi lại đất sau khi tặng cho quyền sử dụng đất như sau: Bố mẹ tôi có một mảnh đất đã có sổ đỏ. Sau đó, hai người đã tặng cho quyền sử dụng đất cho vợ chồng tôi, có chữ ký của trưởng thôn và chủ tịch xã xác nhận. Sau một thời gian, mẹ tôi qua đời chỉ còn lại bố tôi. Anh chị tôi nói bố đòi lại mảnh đất để cho anh trai. Vậy, lúc này bố tôi còn có quyền đòi lại đất hay không?



Đòi lại đấtTư vấn pháp luật đất đai:

Về vấn đề tặng cho quyền sử dụng đất sau đó muốn đòi lại, Tổng đài tư vấn xin tư vấn như sau:

Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất sẽ phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 như sau:

“Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;”

Theo đó, nếu hợp đồng tặng cho giữa bố mẹ bạn và bạn không được công chứng hoặc chứng thực thì hợp đồng tặng cho đó không có giá trị. Lúc này, bố bạn vẫn có quyền đòi lại mảnh đất đó, nhưng chỉ 1/2 mảnh đất thuộc phần sở hữu của bố bạn do mảnh đất này là sở hữu chung của bố mẹ.

Ngoài ra, căn cứ khoản 2 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:

“2. Trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà bên nhận chuyển quyền sử dụng đất chỉ có Giấy chứng nhận của bên chuyển quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng, giấy tờ về chuyển quyền sử dụng đất theo quy định thì thực hiện theo quy định như sau:

a) Người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và các giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có;

b) Văn phòng đăng ký đất đai thông báo bằng văn bản cho bên chuyển quyền và niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển quyền. Trường hợp không rõ địa chỉ của người chuyển quyền để thông báo thì phải đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương ba số liên tiếp (chi phí đăng tin do người đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trả);

c) Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo hoặc đăng tin lần đầu tiên trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương mà không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng đăng ký đất đai lập hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định hủy Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp không nộp Giấy chứng nhận để làm thủ tục đồng thời cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới cho bên nhận chuyển quyền”.

Đòi lại đất

 

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

Như vậy

Dù hợp đồng tặng cho giữa bạn và bố, mẹ không có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật nhưng nếu bạn được tặng cho trước ngày 1/7/2014 và đang cầm sổ đỏ thì hoàn toàn có thể xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không cần sự đồng ý của bố bạn. Tuy nhiên, nếu bạn không cầm sổ đỏ hoặc được tặng cho từ ngày 1/7/2014 trở đi thì bố bạn có quyền đòi lại đất, bởi thế trường hợp này, bạn cần giao kết lại hợp đồng tặng cho có công chứng hoặc chứng thực phù hợp với quy định để có thể chuyển quyền sử dụng đất.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Đòi lại đất sau khi tặng cho quyền sử dụng đất

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: 

Có thể đòi lại quyền sử dụng đất là tài sản chung chồng tự ý bán?

Đòi lại quyền sử dụng đất khi đã tặng cho

Mọi vấn đề, thủ tục còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam