Đòi lại đất trong giấy chứng nhận
Có được đòi lại đất trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? Tôi có hai người cậu (Cậu Bảy và cậu Tám) ở Bình Dương có hai miếng đất kề nhau. Năm 1992, cậu Tám có cất một ngôi nhà cấp 4 hình chữ L (không xin phép); phần nhà sau lấn sang đất cậu Bảy, do là anh em ruột nên không có vấn đề gì giữa hai cậu.
Năm 2016, cậu Tám có ủy quyền cho mẹ tôi bán mảnh đất đó. Sau đó mẹ tôi bán cho ông Toàn với giá 2 tỷ đồng và diện tích chuyển nhượng là 180 m2 có giấy tay đặt cọc, thể hiện rõ diện tích, số thửa như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bên ông Toàn cho người đo lại thì diện tích dư ra 40 m2, ông Toàn tự ý hợp thức hóa số đất trên nhưng không thành. Khi làm thủ tục xin cấp sổ đỏ mang tên ông Toàn, ông Toàn bán cho ông Công mảnh đất trên và cho rằng diện tích đất là 180 m2 nhưng ông được quyền sử dụng thêm cả 40 m2 đất dư. Vì trong tay ông Toàn có giấy ký giáp ranh mà cậu Bảy đã ký lúc làm thủ tục sang tên; tuy nhiên việc ký giáp ranh này không có người đo đạc, không có cán bộ địa chính mà chỉ dựa vào tường nhà cậu Bảy và sự làm chứng của một số người sống gần đó).
Trong thời gian chờ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Công, cậu Bảy có làm đơn xin xác nhận ranh giới đất gửi UBND xã giải quyết vì diện tích thực tế đất của cậu Bảy thiếu so với diện tích trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cậu Bảy. Vậy cậu Bảy có thể lấy lại đất không? Nếu hòa giải không thành thì làm gì tiếp?
- Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình
- Nghĩa vụ tài chính khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về đòi lại đất không có trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Tổng đài xin tư vấn như sau:
Thứ nhất về đòi lại đất trong giấy chứng nhận quyền sử dụng
Theo thông tin bạn cung cấp: Cậu Tám xây dựng nhà không xin phép xây dựng và lấn sang đất của cậu Bảy của bạn; do đó hành vi này là hành vi vi phạm pháp luật đất đai theo Khoản 1 Điều 12 Luật đất đai năm 2013:“1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.”
Bên cạnh đó: cậu Tám của bạn chuyển nhượng quyền sử dụng đất của mình cho ông Toàn với diện tích 180 m2 trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ông Toàn lại chuyển nhượng đất cho ông Công với diện tích 180 m2 trong giấy chứng nhận và mặc nhiên sử dụng thêm 40 m2 đất không có trong giấy chứng nhận. Và hiện nay diện tích thực tế đất của cậu Bảy của bạn trên thực tế bị thiếu so với diện tích đất trong giấy chứng nhận thì căn cứ theo quy định tại Khoản 7 Điều 166 Luật đất đai năm 2013:
“Điều 166. Quyền chung của người sử dụng đất
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.”
Như vậy
Khi người sử dụng đất thấy quyền và lợi ích hợp pháp về quyền sử dụng đất của mình bị xâm phạm thì người sử dụng đất có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện về những hành vi vi phạm pháp luật đó.
Đối với trường hợp: cậu Bảy của bạn nhận thấy diện tích đất của mình nhỏ hơn diện tích đất được công nhận quyền sử dụng đất của mình và cho rằng ông Công lấn chiếm đất của mình thì cậu bạn có quyền khởi kiện hoặc khiếu nại để đòi lại phần diện tích đất bị lấn chiếm của mình.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Thứ hai về thủ tục giải quyết tranh chấp khi hòa giải không thành
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 203 Luật đất đai năm 2013:
“Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;”
Như vậy
Nếu như cậu bạn tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã nơi cậu bạn cư trú không thành thì cậu bạn có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân cấp huyện.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: đòi lại đất trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Thời gian giải quyết tranh chấp đất đai của UBND cấp huyện
Thời hạn Tòa án thụ lý đơn giải quyết tranh chấp đất đai
Khởi kiện khi người khác sử dụng đất
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- UBND xã sử dụng đất sai mục đích xử lý như thế nào?
- Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm khi bị thu hồi đất
- Mua nhà đối với người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có hai quốc tịch
- Quy định pháp luật hiện hành về xoá thế chấp quyền sử dụng đất
- Quy định về thu hồi khi người sử dụng đất tự nguyện trả lại quyền sử dụng đất