19006172

Có được mở đường dẫn nước đi qua bất động sản liền kề không?

Có được mở đường dẫn nước đi qua bất động sản liền kề không?

Tôi hiện tại đang sống trên mảnh đất của cha mẹ để lại và có lối đi qua nhà em trai út của tôi. Giờ tôi muốn mở đường dẫn nước vào khu đất tôi đang sinh sống nhưng vẫn phải đi qua nhà em trai út của tôi. Tuy nhiên, giữa hai anh em có xích mích nên em trai của tôi chặn lối đi và không cho tôi mở đường dẫn nước. Vậy tôi phải làm gì để đi qua được nhà em trai tôi để ra đường lớn và có đường dẫn nước vào nhà mình.



Tư vấn pháp luật đất đai:Đường dẫn nước

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVới trường hợp của bạn về vấn đề có được mở đường dẫn nước đi qua bất động sản liền kề không, tổng đài xin tư vấn như sau:

Căn cứ Điều 171 Luật đất đai số 45/2013/QH13 quy định về sử dụng hạn chế bất động sản liền kề có quy định như sau:

“Điều 171. Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề

1. Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề.

2. Việc xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và phải thực hiện đăng ký theo quy định tại Điều 95 của Luật này.”

Bên cạnh đó,

Căn cứ theo quy định tại Điều 252  Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:

“Điều 252. Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề

Trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy.

Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại.”

Như vậy:

Theo quy định trên, trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy. Tuy nhiên, người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Đường dẫn nước

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

Như vậy

Trong trường hợp này, bạn có thể yêu cầu em út phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy. Tuy nhiên, bạn phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho em bạn khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Thủ tục hòa giải tranh chấp về đất đai

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về vấn đề Có được mở đường dẫn nước đi qua bất động sản liền kề không?   bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.

luatannam