19006172

Có được ủy quyền lại để sử dụng và định đoạt quyền sử dụng đất không

Có được ủy quyền lại để sử dụng và định đoạt quyền sử dụng đất không

Cho tôi hỏi tôi với người bán đất cho tôi có làm một hợp ủy quyền sử dụng đất. Hiện nay tôi muốn bán mảnh đất này cho người khác thì tôi làm hợp đồng ủy quyền lại để sử dụng và định đoạt quyền sử dụng đất được không? Khi làm hợp đồng ủy quyền thì tôi có được xác định là người sử dụng đất không



 ủy quyền lại để sử dụng

Luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn.. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, về vấn đề ủy quyền lại để sử dụng và định đoạt quyền sử dụng đất

Căn cứ theo quy định tại Điều 564 Bộ luật dân sự năm 2015:

“Điều 564. Ủy quyền lại

1. Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:

a) Có sự đồng ý của bên ủy quyền;

b) Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.

2. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.

3. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.”

Như vậy

Bạn có thể ủy quyền lại quyền sử dụng đất cho người khác khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:

+ Có sự đồng ý của bên ủy quyền cho bạn

+ Phát sinh do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng thì mục đích của người ủy quyền không thể thực hiện được.

Thứ hai, giá trị pháp lý của việc ủy quyền sử dụng và định đoạt quyền sử dụng đất

Căn cứ theo quy định tại Điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015:

“Điều 562. Hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Và theo Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 về điều kiện có hiệu lực cả giao dịch dân sự:

“Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”

Như vậy, hợp đồng ủy quyền giữa gia đình bạn và bên bán là do hai bên thỏa thuận một cách tự nguyện; hợp đồng ủy quyền giữa hai bên có công chứng của văn phòng công chứng. Do đó hợp đồng ủy quyền giữa gia đình bạn và bên mua có hiệu lực pháp luật.

Tuy nhiên căn cứ theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 quy định:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Như vậy, theo quy định này thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư để chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng. Do đó, khi bên bán đất cho bạn chỉ làm hợp đồng ủy quyền không có sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bạn không được xác định người có quyền sử dụng đất. 

Đồng thời, theo điểm đ khoản 3 Điều 140 Bộ luật dân sự 2015 thì khi người ủy quyền hoặc người được ủy quyền chết thì hợp đồng ủy quyền mặc nhiên sẽ chấm dứt hiệu lực. Do đó để được xác định người người có quyền sử dụng đất thì bạn phải làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề cho người nhà đất, xin vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn đất đai 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

-->Chuyển nhượng đất khi đang ghi nợ nghĩa vụ tài chính

luatannam