Xây cổng trên lối đi chung
Cho tôi xin hỏi vấn đề xây cổng trên lối đi chung như sau: Mảnh đất của gia đình tôi hiện đang có sự tranh chấp. Mảnh đất đó trước năm 1992 là của ông bà nội tôi để lại, đến năm 1992 bà nội tôi có làm tách sổ cho bố tôi, chú ruột tôi và bà nội tôi. Mảnh đất đó nằm ở trong ngõ sâu khoảng 20m tính từ đất ra đến mặt đường. Trước năm 1992 thì vẫn nằm trong sổ đỏ của gia đình tôi nhưng đến năm 1992 có tách làm 3 sổ và làm một lối đi chung cho cả 3 sổ đỏ đó. Và hiện tại thì gia đình chú tôi không ở mảnh đất này mà chỉ có gia đình tôi sử dụng mảnh đất. Vậy tôi xin hỏi luật sư là gia đình chúng tôi có thể làm cổng ngõ ra hẳn mặt đường không? Và 2 gia đình 2 bên cạnh ngõ có được sử dụng ngõ đó không? Xin các luật sư trả lời giúp gia đình tôi. Gia đình tôi xin cảm ơn.
- Khởi kiện giải quyết quyền về lối đi chung
- Xử phạt hành chính đối với hành vi cản trở lối đi chung
- Quyền về lối đi của thửa đất bị vây bọc
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn, tổng đài xin tư vấn như sau:
Do bạn không nói rõ nên chúng tôi chia thành các trường hợp như sau:
Trường hợp 01: Lối đi chung không xuất phát từ mảnh đất của gia đình bạn;
Năm 1992, mảnh đất do ông bà nội để lại và được bà nội bạn tách thành 03 phần (phần của bà, phần của chú và phần của bố bạn), theo đó có thỏa thuận về lối đi chung của cả ba mảnh đất. Hiện tại, đất chỉ do gia đình bạn sử dụng còn 02 phần kia có sổ đỏ nhưng không sử dụng.
Nếu phần diện tích đất gia đình bạn muốn xây cổng thuộc sở hữu chung của cả ba chủ đất, việc định đoạt đối với được thực hiện theo khoản 2 Điều 218 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Điều 218. Định đoạt tài sản chung
2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật”.
Theo đó, việc bạn muốn xây cổng trên phần diện tích này phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu khác. Nếu không việc xây dựng này sẽ trái luật và gia đình bạn sẽ phải tháo dỡ nếu có yêu cầu của các chủ sở hữu khác.
Bên cạnh đó, nếu phần diện tích này thuộc sở hữu của một trong hai chủ sở hữu còn lại thì khi đó, căn cứ khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định:
“16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất“.
Theo đó, phần diện tích này thuộc sở hữu của người nào thì việc định đoạt sẽ do chủ sở hữu đó quyết định. Tuy nhiên, phải đảm bảo quyền về lối đi cho hai chủ sở hữu còn lại theo nguyên tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề được quy định tại Điều 248 Bộ luật dân sự 2015.
Trường hợp 02: Lối đi chung tính từ phần đất của gia đình đến mặt đường (20m);
– Nếu lối ngõ từ mảnh đất nhà bạn đến mặt đường thuộc sở hữu của cụ ngày xưa và không có người khác đi chung, hay là ngõ chung của cộng đồng thì bạn hoàn toàn có quyền xây cổng ra mặt đường.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
– Nếu lối ngõ thuộc sở hữu chung của cả xóm hoặc có nhiều người sử dụng (đi lại)
Căn cứ Điều 211 Bộ luật dân sự 2015 quy định về sở hữu chung của công đồng như sau:
“Điều 211. Sở hữu chung của cộng đồng
1. Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.
2. Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”.
Theo đó, việc bạn xây cổng cần có sự đồng ý của các thành viên khác. Nếu họ không đồng ý thì bạn không được phép xây cổng ra mặt đường. Hành vi xây dựng cổng làm ảnh hưởng đến đi lại của người khác sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 11 Nghị định 102/2014/NĐ-CP vì cản trở lối đi chung.
Tóm lại
Căn cứ vào trường hợp cụ thể của gia đình bạn mà bạn có thể xây công hay không. Tuy nhiên trong mọi trường hợp bạn vẫn cần có sự đồng ý của các thành viên khác đang sử dụng lối đi chung này.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Có được xây cổng trên lối đi chung?
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Xử phạt hành chính đối với hành vi cản trở lối đi chung
Mọi vấn đề còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn trực tiếp.
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được Ủy ban nhân dân xã giao đất
- Quy định về tính lại tiền sử dụng đất trong trường hợp quá thời hạn ghi nợ
- Quy định về việc xử lý hành vi san lấp kênh mương thủy lợi từ năm 2004
- Chia đất là tài sản hình thành trước thời kỳ kết hôn
- Chuyển hình thức sử dụng đất từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất