Có nên lập vi bằng để chuyển nhượng quyền sử dụng đất không?
Tôi muốn mua một mảnh đất tại quận 7, thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 70 m2 nhưng mảnh đất này lại chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bên bán nói với tôi là sẽ vẫn tiến hành mua bán nhưng thay vì công chứng hợp đồng thì chúng tôi sẽ vi bằng hợp đồng mua bán đó. Cho tôi hỏi việc lập vi bằng này có đảm bảo tính an toàn pháp lý về việc mua bán cho tôi không?
- Vi bằng hợp đồng chuyển nhượng đất tại văn phòng thừa phát lại
- Tranh chấp về hợp đồng mua bán vi bằng
- Công chứng hợp đồng mua bán có cần giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp: Có nên lập vi bằng để chuyển nhượng quyền sử dụng đất không; tổng đài xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, quy định về hiệu lực pháp lý của Vi bằng
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3. Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.”
Như vậy, vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử. Tuy nhiên, căn cứ theo khoản 1 Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì những sự kiện, hành vi trong vi bằng không được xác định là những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh. Do đó, dù hai bên đã lập vi bằng và trong đó ghi nhận bạn đã mua mảnh đất mà bên bán không thừa nhận, bạn vẫn phải chứng minh việc mua đất và thanh toán tiền của mình.
Thứ hai, quy định về ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Căn cứ theo quy Khoản 1 Điều 502 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Điều 502. Hình thức, thủ tục thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất
1. Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Và căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013:
“Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;”
Như vậy
Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành hợp đồng được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Do đó việc bạn nhận chuyển nhượng đất bằng cách lập vi bằng thì việc chuyển nhượng này không đúng quy định pháp luật về mặt hình thức pháp lý. Và chỉ khi nào việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập thành hợp đồng công chứng, chứng thực hợp pháp thì mới là một trong các chứng cứ không phải chứng minh theo điểm c khoản 1 Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 nếu xảy ra tranh chấp.
Do đó, nếu phát sinh tranh chấp thì việc lập vi bằng mà bạn nêu chỉ được sử dụng như chứng cứ trong giao dịch giữa các bên và không thể thay thế hợp đồng chuyển nhượng có công chứng hoặc chứng thực mà pháp luật quy định.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Có nên lập vi bằng để chuyển nhượng quyền sử dụng đất không?
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
- Thủ tục công chứng hợp đồng thuê nhà ở
- Hợp đồng mua bán công chứng thỏa thuận giá bán thấp hơn thực tế
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Hướng dẫn xóa dòng ghi nợ trên sổ đỏ khi thế chấp quyền sử dụng đất
- Sửa chữa, cơi nới nhà ở thành phố Hà Nội không có Giấy phép
- Sự khác nhau giữa quy định về đăng ký đất đai và quy định về cấp sổ đỏ
- Xử lý quyền sử dụng đất đang thế chấp khi hết thời hạn vay
- Tiền chuyển từ đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp sang đất ở