Có thể góp vốn quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án phi nông nghiệp
Cho tôi hỏi có thể góp vốn quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp hay không? Thủ tục góp vốn như thế nào?
- Điều kiện để nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp
- Góp vốn bằng quyền sử dụng đất có phải làm thủ tục sang tên không?
- Thủ tục đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề: có thể góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp vào công ty không, Tổng đài tư vấn xin tư vấn như sau:
Thứ nhất: góp vốn quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án phi nông nghiệp
Căn cứ theo quy định tại Điều 193 Luật đất đai năm 2013:
“Điều 193. Điều kiện nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án;
2. Mục đích sử dụng đối với diện tích đất nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
3. Đối với đất chuyên trồng lúa nước thì phải thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 134 của Luật này.”
Như vậy:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì đất nông nghiệp có thể góp vốn để thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh) đối với công ty nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án.
- Mục đích sử dụng của diện tích đất góp vốn phì hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Nếu như đất góp vốn là đất trồng lúa và việc sử dụng đất vào mục đích không phải trồng lúa thì còn cần phải được cơ quan có thẩm quyền( Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên) cho phép.
Thứ hai về thủ tục góp vốn:
– Bước 1: chuẩn bị và nộp hồ sơ thực hiện thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Được quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT
Người thực hiện việc góp vốn chuẩn bị 01 bộ hồ sơ và nộp tại văn phòng đăng ký đất đai thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thuộc sở tài nguyên môi trường gồm:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc)
+ Hợp đồng góp vốn quyền sử dụng đất;
+ Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý việc góp vốn;
+ Trích lục bản đồ địa chính.
+ Văn bản ủy quyền công chứng chứng thực (nếu có)
– Bước 2: Thẩm định hồ sơ
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định; xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
– Bước 3: Trả kết quả
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người chủ sử dụng đất.
– Thời gian giải quyết: 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (theo điểm l khoản 2 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP).
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: có thể góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp vào công ty không. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Thế chấp quyền sử dụng đất khi đã góp vốn vào công ty?
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về góp vốn quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.