19006172

Con không sản xuất nông nghiệp có được nhận thừa kế đất trồng lúa không

Con không sản xuất nông nghiệp có được nhận thừa kế đất trồng lúa không

Cho tôi hỏi con không sản xuất nông nghiệp có được nhận thừa kế đất trồng lúa không? Bố mẹ tôi mất năm 2018. Bố mẹ tôi có diện tích 500 m2 đất ở và 1.500 m2 đất trồng lúa. Cho tôi hỏi khi bố mẹ tôi mất tôi và em tôi là người thừa kế duy nhất của bố mẹ tôi nhưng tôi là công chức nhà nước thì tôi có được nhận thừa kế đất trồng lúa của bố mẹ tôi không? Tôi muốn khai nhận di sản thừa kế thì phải làm thủ tục như thế nào?



Con không sản xuất nông nghiệp

Luật sư tư vấn online về Luật đất đai 24/7: 19006172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn.. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, con không sản xuất nông nghiệp có được nhận thừa kế đất trồng lúa không

Theo quy định tại khoản 30 Điều 3 Luật đất đai số 2013 : Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó.

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 3 Điều 191 Luật đất đai 2013 quy định: 

Điều 191. Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất

3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

Theo quy định trên, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là cá nhân đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó. Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa, tức vẫn được nhận thừa kế quyền sử dụng đất trồng lúa.

Như vậy, bạn thuộc trường hợp không trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, theo pháp luật đất đai, việc hạn chế nhận quyền sử dụng đất trồng lúa chỉ áp dụng đối với trường hợp cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận quyền thông qua hình thức nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho. Vì vậy, trong trường hợp nhận di sản di sản thừa kế của bạn, bạn vẫn được nhận thừa kế quyền sử dụng đất trồng lúa.

Thứ hai, về thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Theo quy định tại Luật công chứng năm 2014, nếu bạn và em của bạn muốn phân chia di sản thì phải tiến hành thủ tục phân chia di sản thừa kế tại tổ chức công chứng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có bất động sản.Theo Điều 40 Luật công chứng năm 2014, bạn phải nộp hồ sơ đề nghị phân chia di sản thừa kế gồm các loại giấy tờ sau:

+ Phiếu yêu cầu công chứng;

+ Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

+ Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của bố bạn;

+ Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế;

+ Giấy chứng tử (bản chính kèm bản sao) của bố bạn;

+ Giấy chứng tử (bản chính kèm bản sao) của mẹ bạn, ông bà bạn.

Bạn nộp hồ sơ đề nghị trực tiếp cho văn phòng công chứng tại nơi có thửa đất của bố mẹ bạn. Văn phòng công chứng tiếp nhận hồ sơ và tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản.

Quá thời hạn 15 ngày niêm yết, nếu không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản khai nhận hay thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Anh em bạn có thể lập Văn bản phân chia di sản thừa kế .

Sau khi công chứng văn bản thừa kế, anh em bạn có thể thực hiện thủ tục đăng ký quyền tài sản tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp quận, huyện nơi có thửa đất của bố bạn.

Trong quá trình giải quyết nếu có gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Dịch vụ tư vấn online về Luật đất đai 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.

–>Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?

luatannam