19006172

Công chứng hợp đồng thế chấp nhà ở

Công chứng hợp đồng thế chấp nhà ở

Cho tôi hỏi hợp đồng thế chấp nhà ở là tài sản gắn liền với đất có phải công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm không? Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng này có hiệu lực từ khi nào?



Thế chấp nhà ởTư vấn pháp luật đất đai

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVới trường hợp của bạn, tổng đài xin tư vấn như sau:

1. Công chứng hợp đồng thế chấp nhà ở là tài sản gắn liền với đất.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 119 Bộ luật dân sự năm 2015 thì trong trường hợp giao dịch dân sự theo quy định pháp luật chuyên ngành phải được thể hiện bằng văn bản có yêu cầu công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó. Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở năm 2014 quy định:

” Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.”

Như vậy, hợp đồng thế chấp nhà ở là tài sản gắn liền với đất bắt buộc phải thực hiện công chứng, chứng thực. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực.

2. Đăng ký giao dịch bảo đảm

Căn cứ Khoản 1, Điều 12 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định các trường hợp phải đăng ký giao dịch bảo đảm như sau:

“1. Các trường hợp phải đăng ký bao gồm:

a) Thế chấp quyền sử dụng đất;

b) Thế chấp quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;

c) Thế chấp tàu bay, tàu biển;

d) Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ (đã bị bãi bảo bởi gạch đầu dòng thứ 1 Khoản 2 Điều 52 Nghị định 83/2010/NĐ-CP);

đ) Các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định.

2. Các giao dịch bảo đảm không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được đăng ký khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu.”

Mặt khác, căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT quy định như sau:

Điều 4. Các trường hợp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

1. Các trường hợp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất bao gồm:

a) Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất;

b) Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất;

c) Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất;

d) Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;

Thế chấp nhà ở

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

đ) Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;

e) Đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký;

g) Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp đã đăng ký thế chấp;

h) Xóa đăng ký thế chấp.”

Như vậy

Theo quy định trên, trường hợp thế chấp nhà ở là tài sản gắn liền với đất bắt buộc phải thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm. 

Và để tìm hiểu cơ quan có thẩm quyền đăng ký thế chấp, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Đăng ký việc thế chấp tài sản hình thành trong tương lai ở đâu

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.

luatannam