19006172

Đại diện đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Đại diện đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tôi muốn hỏi về đại diện đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Năm 1999 UBND huyện cấp cho vợ, chồng tôi 20.590 m2 đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 156 đứng tên là Nguyễn Văn A. Đến năm 2001 có chủ chương đo lại đất trên địa bàn, tôi (Nguyễn Văn A) do đi làm xa nên vợ tôi – Phạm Thị B đứng lên làm đơn xin cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 03/9/2001. Tuy nhiên, đến khi được cấp Giấy chứng nhận lại đứng tên là bà Phạm Thị B với diện tích là 22.912m2.

Cho tôi hỏi: Việc bà Phạm Thị B ở nhà đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính quy từ đứng tên ông Nguyễn Văn A sang bà Phạm Thị B là đúng hay sai. Bởi đứng tên như vậy là toàn quyền của vợ tôi.



đại diện đứng tên trên giấy chứng nhậnTư vấn pháp luật đất đai:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVới trường hợp về đại diện đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tổng đài xin tư vấn như sau:

Căn cứ Điều 26 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:

“Điều 26. Đại diện giữa vợ và chồng trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng

1. Việc đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 của Luật này.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng của Luật này thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật mà người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi.”

Theo quy định trên, trong thời kỳ hôn nhân việc đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản chung là quan hệ đại diện. Vì vậy, mặc dù chỉ người vợ đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng tài sản đó vẫn là tài sản chung.

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 4 Điều 98 Luật đất đai 2013 quy định:

4. Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.

Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu“.

Theo quy định trên, khi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ, chồng chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.

Về hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và chồng được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT:

“Điều 10. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi, cấp lại, đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận

1. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng gồm có:

a) Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;

b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

c) Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng”.

đại diện đứng tên trên giấy chứng nhận

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

Như vậy, để đổi Giấy chứng nhận bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

+) Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;

+) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

Tóm lại: 

Trong trường hợp này, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp năm 1999 đứng tên ông Nguyễn Văn A và cấp đổi lại giấy chứng nhận khác vào năm 2001 đứng tên bà Phạm Thị B thì về nguyên tắc chỉ là quan hệ đại diện đứng tên trên giấy chứng nhận. Mảnh đất này thuộc quyền sử dụng của cả vợ và chồng ông A, bà B. Do đó, việc đứng tên này không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đồng chủ sử dụng nên hoàn toàn hợp pháp. Và nếu có nhu cầu, bạn có thể nộp hồ sơ đổi giấy chứng nhận để có cả tên hai vợ, chồng ông bà.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Đại diện đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thời hạn cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề thắc mắc về đại diện đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam