Đăng ký thế chấp nhà ở trên đất nhưng không thế chấp quyền sử dụng đất
Đăng ký thế chấp nhà ở trên đất nhưng không thế chấp đất? Tôi có căn nhà 5 tầng nằm trên một mảnh đất diện tích 100 m2 thuộc quận Hà Đông, Hà Nội. Căn nhà của tôi được định là 2,5 tỷ (chưa tính giá trị quyền sử dụng đất). Nay tôi đang gặp khó khăn nên muốn thế chấp tài sản để vay vốn. Tuy nhiên vì số tiền tôi vay so với giá trị của nhà và đất thì nhỏ hơn nên tôi chỉ muốn thế chấp căn nhà mà không thế chấp quyền sử dụng đất. Vậy tôi có thể chỉ thế chấp nhà mà không thế chấp đất được không? Muốn thế chấp thì thủ tục như thế nào?
- Quy định về thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất
- Thủ tục đăng ký thay đổi nội dung thế chấp
- Đăng ký giao dịch bảo đảm khi thế chấp nhà chung cư đang xây dựng
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề Đăng ký thế chấp nhà ở trên đất nhưng không thế chấp quyền sử dụng đất ; tổng đài xin tư vấn như sau:
Thứ nhất về quyền thế chấp nhà ở
“Điều 10. Quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở
1. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các quyền sau đây:
a) Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình;
b) Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm;
d) Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;”
Như vậy:
Chủ sở hữu nhà ở hợp pháp có quyền chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thế chấp, góp vốn, cho mượn nhà ở của mình. Do đó bạn có thể tiến hành thế chấp nhà ở thuộc ở hữu của bạn; đồng thời hiện nay không có quy định nào bắt buộc phải tiến hành thế chấp nhà cùng với đất.
Thứ hai về hồ sơ đăng ký thế chấp nhà ở không thế chấp đất
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 và Khoản 1 Điều 20 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT thì hồ sơ đăng ký thế chấp nhà ở cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
1. Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp theo Mẫu số 01/ĐKTC;
2. Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật có quy định;
3. Giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
4. Giấy tờ chứng minh trong các trường hợp sau:
a) Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền;
b) Một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp lệ phí đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 của Thông tư này, nếu có yêu cầu miễn lệ phí đăng ký thế chấp.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Bạn chuẩn bị một bộ hồ sơ nêu trên và gửi tới Văn phòng đăng ký đất đai của Quận Hà Đông, Hà Nội để tiến hành thủ tục đăng ký thế chấp nhà ở.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Đăng ký thế chấp nhà ở trên đất nhưng không thế chấp quyền sử dụng đất
Ngoài ra bạn thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Công chứng hợp đồng thế chấp nhà ở
Đăng ký thế chấp nhà ở trên đất nhưng không thế chấp đất
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.