Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất nhưng không thế chấp nhà ở
Tôi muốn thế chấp quyền sử dụng đất của mình để tiến hành vay vốn ngân hàng nhằm đầu tư kinh doanh sản xuất. Trên mảnh đất của tôi đã xây dựng một căn nhà diện tích nền đất là 80 m2, 3 tầng; vậy tôi có thể chỉ thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp nhà ở có được không? Nếu tôi không trả được nợ mà bị kê biên quyền sử dụng đất để trả nợ thì căn nhà của tôi xử lý như thế nào?
- Quy định về thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất
- Thủ tục đăng ký thay đổi nội dung thế chấp
- Quy định về thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề: Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất nhưng không thế chấp nhà ở; tổng đài xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 167, Bộ luật Dân sự năm 2015 thì:
“Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.”
Như vậy, theo quy định của pháp thì người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Do đó, bạn có thể thế chấp quyền sử dụng đất của mình. Đồng thời hiện nay không có quy định nào bắt buộc phải thế chấp nhà ở cùng với quyền sử dụng đất.
Căn cứ theo quy định tại Điều 325, Bộ luật Dân sự năm 2015 thì:
“Điều 325. Thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất
1. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình; quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì nếu bạn thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất thì:
+) Trường hợp bạn thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp nhà ở gắn liền với đất và bạn đồng thời vừa là chủ sở hữu quyền sử dụng đất vừa là chủ sở hữu nhà ở gắn liền với đất đó thì tài sản xử lý bao gồm cả nhà ở gắn liền với đất, trừ trường hợp có sự thỏa thuận khác.
+) Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà bạn là chủ sở hữu quyền sử dụng đất nhưng không phải là chủ sở hữu nhà ở gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, thì chủ sở hữu nhà ở gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình; quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn về vấn đề của bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:
Thủ tục xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng
Thủ tục đăng ký thay đổi nội dung thế chấp quyền sử dụng đất
Trên đây là bài tư vấn về:Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất nhưng không thế chấp nhà ở. Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Người bán chưa có giấy chứng nhận thì sang tên thế nào?
- Đòi lại quyền sử dụng đất khi xảy ra tranh chấp đất đai trong gia đình
- Người dưới 18 tuổi đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Sáp nhập đất đang thế chấp tại ngân hàng vào doanh nghiệp
- Khu chung cư xảy ra hỏa hoạn thì phải làm gì để được cấp lại Giấy chứng nhận