Di sản trong di chúc là quyền sử dụng đất của người khác
Bố mẹ tôi sinh được 9 người con, 3 trai, 6 gái. Do trước đây đất rộng nên bố tôi có chia làm 2 để đóng bớt thuế. Nhưng trước khi mất, bố tôi có để lại di chúc chia lại đất. Nhưng mảnh đất bố tôi chia cho tôi hiện tại là quyền sử dụng đất của người khác (anh trai tôi) vì khi bố tôi tách làm 2 sổ thì để anh tôi đứng tên phần diện tích này. Giờ tôi muốn làm sổ đỏ phần đất được bố tôi cho. Nhưng anh trai tôi không ký xác nhận để tôi làm. Nên UBND xã không giải quyết được. Vậy theo luật sư tôi có di chúc bố tôi để lại có ghi đầy đủ diện tích đất chia cho tôi và chữ ký xác nhận của anh chị em ruột tôi trong nhà thì có làm được sổ đỏ không? Và giờ phải làm thế nào ạ.
- Cấp GCN quyền sử dụng đất khi được thừa kế
- Thừa kế đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng
- Điều kiện thừa kế đất đai theo quy định của pháp luật
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề này tổng đài xin tư vấn như sau:
Căn cứ Điều 167 Luật đất đai 2013, người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất. Như vậy, chỉ người có quyền sử dụng đất mới có quyền để lại thừa kế.
Trong trường hợp của bạn, không cần biết đến lý do bố bạn chuyển quyền sử dụng đất sang cho anh bạn mà vấn đề quan tâm là anh bạn đang là người có quyền sử dụng mảnh đất. Chính vì vậy, phần di chúc liên quan đến mảnh đất nói trên sẽ bị vô hiệu và bạn không được hưởng thừa kế mảnh đất này.
Lúc này, nếu di chúc không để lại cho bạn di sản nào khác hoặc có di sản khác nhưng giá trị không đủ 2/3 suất thừa kế thì bạn sẽ được hưởng tối thiểu 2/3 suất thừa kế khi bạn thuộc vào một trong các trường hợp được quy định tại Điều 664 BLDS 2015, cụ thể:
“Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động”.
Theo đó, nếu thuộc một trong 2 trường hợp sau thì không phụ thuộc vào di chúc, bạn luôn được hưởng ít nhất 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, đó là:
- Bạn là người chưa thành niên;
- Bạn đã thành niên nhưng không có khả năng lao động.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Kết luận:
Bạn không được quyền hưởng thừa kế mảnh đất mà anh trai bạn đang đứng tên. Bạn được hưởng tối thiểu 2/3 suất thừa kế nếu di sản được chia theo pháp luật khi thuộc một trong hai trường hợp được quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 nêu trên.
Trên đây là tư vấn của tổng đài về vấn đề của bạn
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết sau:
Điều kiện để thừa kế quyền sử dụng đất
Trình tự, thủ tục khai nhận thừa kế
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề khi bị thu hồi đất tại Nghệ An
- Quyền của người sử dụng đất sau khi hòa giải đất đai không thành
- Chuyển sang đất nông nghiệp khi cấp sổ đỏ với đất ở vượt hạn mức
- Xử lý đối với nhà chung cư hết niên hạn sử dụng
- Lắp đặt ống dẫn nước thải qua mảnh đất của gia đình nhà hàng xóm