19006172

Di chúc thừa kế đất đai

Di chúc thừa kế đất đai

Bố tôi có một thửa đất nông nghiệp rộng khoảng 5 sào được cấp sổ đỏ năm 1999. Năm 2000, bố tôi có lập một di chúc viết tay với nội dung: cho tôi toàn bộ 5 sào đất trên. Năm 2010 bố tôi qua đời, tôi vẫn sử dụng 5 sào đất đó cho đến nay. Tháng 10 năm nay tôi đi xin đứng tên sổ đỏ cho 5 sào đất thì bên UBND xã nói không cấp sổ đỏ cho tôi được. Họ lấy lý do, năm 2007 bố tôi đã lập di chúc tại UBND xã với nội dung “5 sào đất này cho tôi 3 sào còn hai sào kia 2 em gái tôi mỗi người một sào”; di chúc này chỉ có chữ ký xác thực của chủ tịch xã lúc đó và do UBND xã giữ mà không chữ ký của bố tôi. Xin cho tôi hỏi việc họ lấy lý do bố tôi có một di chúc thừa kế đất đai khác để không cấp sổ đỏ cho tôi có đúng không?



Tư vấn pháp luật đất đai:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn, Tổng đài xin tư vấn như sau:

Căn cứ vào khoản 5 Điều 667 Bộ luật dân sự 2005, khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật. Mặt khác, các bản di chúc cũng phải được lập phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành thì mới có hiệu lực pháp luật.

Căn cứ điều 658 Bộ luật dân sự 2005, quy định về thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn như sau:

“1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc;

 2. Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.”

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

Như vậy, bản di chúc được lập tại UBND xã phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chứng và có chữ ký của người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã. Nếu thuộc các trường hợp được nêu tại khoản 2 điều 658 Bộ luật dân sự 2005 nêu ở trên thì phải có chữ ký của người làm chứng và chữ ký của người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã. Trong trường hợp của bạn, bản di chúc được lập tại UBND xã năm 2007 chỉ có chữ ký của chủ tịch UBND xã lúc đó là chưa đủ nên di chúc này vô hiệu.

Căn cứ vào điều 31 Luật đất đai 1993, quy định: “Thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất ở nông thôn làm tại Uỷ ban nhân dân xã; ở đô thị làm tại Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.”

Như vậy, di chúc thừa kế đất đai tại thời điểm năm 2000 phải được công chứng, chứng thực. Di chúc của bố bạn được lập năm 2000 chưa được công chứng chứng thực theo quy định của pháp luật nên di chúc này cũng vô hiệu.

Nếu không có các bản di chúc khác hoặc có nhưng bị vô hiệu thì di sản của bố bạn sẽ được chia theo pháp luật quy định trong Bộ luật dân sự 2005.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:

Chia di sản thừa kế theo pháp luật

Trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

luatannam