19006172

Di sản thừa kế sẽ thuộc về ai sau khi hết thời hiệu chia thừa kế

Di sản thừa kế sẽ thuộc về ai sau khi hết thời hiệu chia thừa kế

Năm 1985, bố tôi mất có để lại mảnh đất đứng tên bố, gia đình tôi còn mẹ và năm anh, chị, em. Năm 1989, mẹ tôi tuyên bố bằng miệng cho hai anh em trai tôi 2 chỉ vàng để làm nhà ở, còn nhà đất mẹ đang ở mẹ cho tôi để ở cùng với mẹ và đã sang tên đất cho tôi. Năm 2002, tôi mua đất làm nhà (ở nơi khác, bằng tiền của tôi). Năm 2003, làm xong nhà, tôi cùng mẹ bán nhà đất cũ để đến nhà mới mà không bàn bạc gì với anh trai. Số tiền bán đất được 3,900,000 mẹ cho tôi tất cả, các anh chị em đều biết việc nhưng không ai có ý kiến gì. Tháng 12 năm 2017, anh trai tôi bắt đầu đòi hỏi về quyền thừa kế của mình, anh nói: “Bây giờ không phải là 3,900,000 mà là cả 1 giá trị tài sản bố để lại”. Vậy mong luật sư giúp đỡ, tôi phải xử lý việc này như thế nào cho đúng pháp luật. Xin cảm ơn luật sư.



Tư vấn pháp luật đất đai:Di sản thừa kế

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVới trường hợp của bạn, tổng đài xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, về những người có quyền thừa kế

Vì bố bạn mất không để lại di chúc nên phần di sản của bố bạn sẽ chia cho những người thừa kế theo pháp luật. Căn cứ Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Theo đó, mẹ bạn và cả 5 anh chị em đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên có quyền nhận phần như nhau từ di sản do bố bạn để lại.

Thứ hai, về thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế

Căn cứ Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Điều 623. Thời hiệu thừa kế

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

Di sản thừa kế

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”

Tuy nhiên, thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Do đó, trong trường hợp này, bố bạn mất năm 1985 nên đã hết thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế. Bên cạnh đó, bạn đã sang tên cho mình, chuyển nhượng cho một người thứ ba và người này được xác định là người thứ 3 ngay tình. Vì vậy, việc chuyển nhượng đất giữa bạn và người này không bị vô hiệu và họ được xác định là người có quyền sử dụng hợp pháp.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:

Thời gian giải quyết tranh chấp đất đai của UBND cấp huyện

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.

luatannam