Điểm khác nhau của hòa giải tranh chấp đất đai giữa quy định 2013 và 2003? Tổng đài an nam có thể cho tôi biết giữa quy định của Luật đất đai năm 2003 và Luật đất đai năm 2013 thì khi sảy ra tranh chấp đất đai việc giải quyết tranh chấp theo hai quy định này có gì khác nhau?
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định ra sao
- Quy định pháp luật về hoà giải trong giải quyết tranh chấp đất đai
- Cấp sổ đỏ cho người thắng kiện theo bản án về tranh chấp đất đai
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề: Điểm khác nhau của hòa giải tranh chấp đất đai giữa quy định 2013 và 2003; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014 của Chính phủ thì trong giải quyết hòa giải về tranh chấp đất đai có những điểm mới khác với Luật Đất đai năm 2003 như sau:
Thứ nhất, về thời hạn hòa giải: Luật Đất đai năm 2013 sửa đổi, bổ sung quy định về thời hạn hòa giải, theo đó, thời hạn hòa giải không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Thứ hai, bổ sung quy định về trách nhiệm của UBND cấp xã trong việc thực hiện hòa giải, khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, UBND cấp xã có trách nhiệm thành lập ban hòa giải theo quy định tại Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.
Thứ ba, sửa đổi, bổ sung quy định kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận. Biên bản hòa giải phải có chữ ký của chủ tịch hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của UBND cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại UBND cấp xã.
Thứ tư, quy định sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành công, thì chủ tịch UBND cấp xã tổ chức lại cuộc họp hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ năm, quy định trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành, mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải, thì UBND cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.
Trên đây là toàn bộ phần tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Điểm khác nhau của hòa giải tranh chấp đất đai giữa quy định 2013 và 2003. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết sau:
Thời gian hòa giải tranh chấp đất đai tại xã
Thời gian giải quyết tranh chấp đất đai của UBND cấp huyện
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc gì liên quan tới vấn đề: Điểm khác nhau của hòa giải tranh chấp đất đai giữa quy định 2013 và 2003; vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.