Diện tích được phép tách thửa khi nhận thừa kế tại tỉnh Hải Dương
Diện tích được phép tách thửa khi nhận thừa kế tại tỉnh Hải Dương? Ông bà nội tôi có mảnh đất ở diện tích 220 m2 tại tỉnh Hải Dương. Năm 2017 ông bà tôi mất có để lại di chúc cho tôi và một người em con của chú mảnh đất của ông bà. Hiện nay tôi và em tôi muốn chia đôi mảnh đất để cấp sổ đỏ cho cả hai. Vậy cho tôi hỏi với diện tích nêu trên thì tôi có thể tách thửa được không?
- Quy định về diện tích tách thửa đất ở huyện Chương Mỹ
- Tách thửa đất khi không đủ diện tích tối thiểu để tách thửa
- Tách thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu có được cấp sổ không?
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề: Diện tích được phép tách thửa khi nhận thừa kế tại tỉnh Hải Dương, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 144 Luật đất đai năm 2013 quy định như sau :
“4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở”.
Theo đó, nếu muốn tách thửa thì phải đáp ứng điều kiện về diện tích tối thiểu tách thửa đối với đất ở theo quy định của UBND cấp tỉnh.
Căn cứ theo Điều 10 Quyết định 22/2018/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hải Dương quy định như sau:
“Điều 10. Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với thửa đất ở thuộc khu vực đô thị và khu vực nông thôn
1. Đối với thửa đất ở thuộc khu vực đô thị, diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 30m2 (ba mươi mét vuông) và có kích thước cạnh tiếp giáp mặt đường chính tối thiểu là 3m (ba mét), chiều sâu vào phía trong của thửa đất vuông góc với đường chính tối thiểu là 5m (năm mét).
2. Đối với thửa đất ở thuộc khu vực nông thôn, diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 60m2 (sáu mươi mét vuông) và có kích thước cạnh tiếp giáp mặt đường chính tối thiểu là 4m (bốn mét), chiều sâu vào phía trong của thửa đất vuông góc với đường chính tối thiểu là 5m (năm mét).
3. Trường hợp cạnh tiếp giáp mặt đường chính có kích thước từ 1,5m đến dưới 3,0m, đồng thời diện tích thửa đất sau tách thửa đảm bảo diện tích tối thiểu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì được phép tách thửa nhưng phần diện tích có cạnh tiếp giáp mặt đường chính và chiều sâu vào phía trong của thửa đất phải sử dụng làm đường đi, người sử dụng đất không được xây dựng nhà ở.”
Như vậy, theo quy định này thì diện tích tối thiểu để được phép tách thửa tại Hải Dương được quy định như sau:
– Đối với thửa đất ở thuộc khu vực đô thị, diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 30m2 (ba mươi mét vuông) và có kích thước cạnh tiếp giáp mặt đường chính tối thiểu là 3m (ba mét), chiều sâu vào phía trong của thửa đất vuông góc với đường chính tối thiểu là 5m (năm mét)
– Đối với thửa đất ở thuộc khu vực nông thôn, diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 60m2 (sáu mươi mét vuông) và có kích thước cạnh tiếp giáp mặt đường chính tối thiểu là 4m (bốn mét), chiều sâu vào phía trong của thửa đất vuông góc với đường chính tối thiểu là 5m (năm mét).
Do bạn không cung cấp thông tin cụ thể mảnh đất ở do ông bà bạn để lại thuộc khu vực nào của tỉnh Hải Dương nên chúng tôi không tư vấn cụ thể cho bạn được. Do đó, bạn có thể căn cứ theo quy định nêu trên để xác định diện tích tối thiểu, kích thước cạnh tiếp giáp mặt đường chính và chiều sâu vào phía trong của thửa đất vuông góc với đường chính để đủ điều kiện tách thửa.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:
Muốn tách thửa đất ở Hà Nội thì phải đáp ứng điều kiện gì?
Nghĩa vụ tài chính khi sang tên và tách thửa đất
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về:Diện tích được phép tách thửa khi nhận thừa kế tại tỉnh Hải Dương; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Ủy quyền cho người khác sử dụng đất có cần thông qua đồng sở hữu
- Hàng xóm xây dựng nhà có phần mái lấn sang khoảng không
- Muốn phân chia lại di sản do ông nội để lại thì phải làm thế nào
- Mua đất nông nghiệp của hộ gia đình không có đủ thành viên trong hộ
- Quy định về trình tự giải quyết tranh chấp về ranh giới đất đai