Diện tích tối thiểu để được sang tên khi nhận di sản thừa kế
Diện tích tối thiểu để được sang tên khi nhận di sản thừa kế? Bố tôi mất năm 2009 mẹ tôi mất năm 2016. Khi bố mẹ tôi mất có để lại một mảnh đất 100 m2 nằm tại xã Mai Đình huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Khi mất bố tôi và mẹ đều để lại di chúc và ông bà có thống nhất chia di sản thừa kế là đất như sau: Tôi là con trai nên được hưởng 60 m2; còn hai chị gái của tôi mỗi người được 20 m2. Nay tôi muốn tách thửa làm sổ đứng tên của tôi có được không? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn!
- Địa điểm niêm yết việc thụ lý công chứng khai nhận di sản thừa kế
- Cấp đổi giấy chứng nhận khi khai nhận di sản thừa kế
- Sử dụng đất ổn định có được cấp sổ đỏ?
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề: Diện tích tối thiểu để được sang tên khi nhận di sản thừa kế; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 144 Luật đất đai năm 2013 quy định:
“Điều 144. Đất ở tại đô thị
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.”
Như vậy, việc tách thửa quyền sử dụng đất tại thành phố Hà Nội phải đảm bảo được diện tích tách thửa tối thiểu theo quy định của UBND thành phố Hà Nội.
Và căn cứ theo quy định tại Điều 5 Quyết định 20/2017/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội:
“Điều 5. Điều kiện về kích thước, diện tích đất ở tối thiểu được phép và không được phép tách thửa và việc quản lý đối với thửa đất ở có kích thước, diện tích nhỏ hơn mức tối thiểu
1. Các thửa đất được hình thành từ việc tách thửa phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:
a) Có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng (đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên thửa đất) từ 3 mét trở lên;
b) Có diện tích không nhỏ hơn 30 m2 đối với khu vực các phường, thị trấn và không nhỏ hơn 50% hạn mới giao đất ở (mức tối thiểu) quy định tại Điều 3 Quy định này đối với các xã còn lại.
2. Khi chia tách thửa đất có hình thành ngõ đi sử dụng riêng thì ngõ đi phải có mặt cắt ngang từ 2m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các xã và từ 1m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các phường, thị trấn và các xã giáp ranh. Thửa đất sau khi chia tách phải đảm bảo đủ điều kiện tại khoản 1 Điều này.”
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Đồng thời Khoản 1 Điều 3 Quyết định 20/2017/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội quy định:
“Điều 3. Hạn mức giao đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở theo hạn mức giao đất ở.
1. Hạn mức giao đất ở tái định cư; giao đất làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội được quy định như sau:
Khu vực |
Mức tối thiểu |
Mức tối đa |
Các phường |
30 m2 |
90 m2 |
Các xã giáp ranh các quận và thị trấn |
60 m2 |
120 m2 |
Các xã vùng đồng bằng |
80 m2 |
180 m2 |
Các xã vùng trung du |
120 m2 |
240 m2 |
Các xã vùng miền núi |
150 m2 |
300 m2 |
Như vậy, theo những quy định nêu trên thì diện tích tối thiểu được tách thửa quyền sử dụng đất ở tại xã Mai Đình huyện Sóc Sơ (xã vùng đồng bằng) là 80 m2 và chiều rộng, chiều sâu của thửa đất từ 3m trở lên.
Đối với trường hợp của bạn: Bố mẹ bạn để di chúc lại cho bạn 60 m2 trong tổng số 100 m2 đất tại xã Mai Đình thành phố Hà Nội. Do đó bạn không đủ điều kiện để được tách thửa quyền sử dụng đất.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Tách thửa đất có phải nộp thuế không?
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tách thửa cùng lúc được không?
Mọi vướng mắc liên quan tới vấn đề diện tích tối thiểu để được sang tên khi nhận di sản thừa kế; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Đơn vị nhà nước được giao đất có được phép cho thuê lại đất không?
- Sang tên sổ đỏ đất đai do bà để lại và thực hiện nghĩa vụ đóng thuế sử dụng đất
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đất vi phạm pháp luật
- Diện tích đất vượt hạn mức có được cấp Giấy chứng nhận không?
- Tranh chấp về giá trị nhà ở tạo lập hợp pháp trên đất của người khác