Điều kiện để lại đất với mục đích thờ cúng
Điều kiện để lại đất với mục đích thờ cúng? Chị gái của mẹ tôi ngày trước bị mất nhà nên gia đình tôi đã bỏ tiền ra mua một mảnh đất để bác ở. Ngôi nhà và mảnh đất đứng tên sở hữu của bà ngoại tôi còn bác tôi ở trên mảnh đất để trông nhà cho bà. Nay bà tôi mất trí nhớ, ở cùng với gia đình bác tôi và nay sức khỏe của mẹ tôi đi xuống. Nguyện vọng của gia đình tôi là mảnh đất của bà đứng tên sẽ dành làm đất thờ cúng ông bà ngoại. Bác tôi chỉ ở, sử dụng mảnh đất và không được bán cho người khác. Con cháu về sau ai ở mảnh đất ấy phải có trách nhiệm thờ cúng, chăm sóc phần mộ của ông bà. Vậy thủ tục để đưa mảnh đất ấy thành đất để thờ cúng, không được mua bán thì làm như thế nào? Khi mua đất nhà em bỏ toàn bộ tiền mua dù bà em là người đứng tên mảnh đất. Vậy gia đình em có quyền quyết định đối với mảnh đất đó không?
- Tách đất là di sản thừa kế dùng vào mục đích hương hỏa
- Hiệu lực của di chúc thừa kế bằng miệng
- Để thừa kế cho con rể có cần con ruột đồng ý?
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn, tổng đài xin tư vấn như sau:
Theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai năm 2013:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”
Như vậy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là văn bản để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của người đang sử dụng đất.
Và theo quy định tại Điều 190 Bộ luật dân sự năm 2015 :
“Điều 190. Quyền sử dụng của chủ sở hữu
Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.”
Như vậy
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất là văn bản để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở của người đang sử dụng đất. Và người sử dụng đất được nhà nước có công nhận thì có quyền sở hữu, chiếm dụng và định đoạt đối với tài sản đó.
Theo thông tin bạn cung cấp: mảnh đất và ngôi nhà do bác bạn đang ở và sử dụng nhưng giấy chứng nhận đứng tên của bà ngoại bạn nên người sử dụng đất hợp pháp ở đây là bà ngoại bạn. Vì vậy bà bạn mới là người có quyền quyết định là để lại thửa đất đó cho ai, làm gì và gia đình bạn không có quyền yêu cầu để mảnh đất làm đất thờ cúng ông bà.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Bên cạnh đó, bạn cung cấp: mảnh đất là do gia đình bạn bỏ tiền mua đất và để cho bà ngoại bạn đứng tên. Nếu thửa đất đó do mẹ bạn hoặc bạn là người nhận chuyển nhượng, chỉ nhờ bà bạn đứng tên thì bạn mới có thể khởi kiện yêu cầu hủy bỏ giấy chứng nhận của bà bạn. Nếu gia đình bạn cung cấp được chứng cứ chứng minh và được tòa án chấp nhận hủy bỏ giấy chứng nhận của bà bạn đồng thời xác định thửa đất đó là của bạn hoặc mẹ bạn thì mẹ con bạn mới có quyền quyết định đối với thửa đất đó.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Điều kiện để lại đất với mục đích thờ cúng.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Phân chia đất thừa kế chưa được cấp giấy chứng nhận
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được thế chấp nhà đất không?
- Cha mẹ không sang tên sổ đỏ khi đã hứa tặng cho
- Căn cứ để xác định giá đất bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
- Sang tên sổ đỏ khi cha đã mất mà chưa có giấy chứng nhận
- Đi làm thủ tục cấp sổ đỏ mang giấy tờ gốc hay bản sao công chứng?