Điều kiện thừa kế đất đai
Năm 2016 bố tôi mất. Ông có một mảnh đất với diện tích là 300 m2, là đất ở và vườn tạp. Mảnh đất này bố tôi được cấp sổ đỏ năm 2008. Nhưng vào năm 2015 có tranh chấp về ranh giới với người khác đến nay vẫn chưa được giải quyết. Vậy, mảnh đất đó đang có tranh chấp thì chúng tôi có được thừa kế không? Mẹ tôi đã mất nay còn 5 anh em. Điều kiện thừa kế đất đai được quy định thế nào?
- Nghĩa vụ tài chính khi sang tên sổ đỏ được thừa kế
- Tranh chấp đất đai là di sản thừa kế
- Cấp sổ đỏ khi còn thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về điều kiện thừa kế đất đai, tổng đài xin tư vấn như sau:
Căn cứ Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai năm 2013 thì điều kiện thừa kế đất đai được quy định như sau:
1. Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và khoản 1 Điều 168 của Luật này;
Tại Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền. Mặt khác, Điều 168 Luật này quy định thời điểm người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, góp vốn… khi có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và khoản 1 ĐIều 168 Luật này, cụ thể:
+) Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
+) Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế
2. Đất không có tranh chấp;
Đất không có tranh chấp là đất mà tại thời điểm thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất, các chủ thể sử dụng đất không có sự bất đồng với nhau trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất hợp pháp đối với diện tích đất đó và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đó. Khi thực hiện quyền thừa kế, người nhận thừa kế phải chứng minh về việc đất đai không có tranh chấp. Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra tình trạng đất có bị tranh chấp hay không thông qua các hồ sơ, giấy tờ.
Nếu phát hiện tình trạng đất có tranh chấp cơ quan có thẩm quyền sẽ ngừng ngay việc tiến hành các thủ tục cho nhận thừa kế quyền sử dụng đất và chỉ tiếp tục khi tranh chấp đã được giải quyết xong.
3. Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
Kê biên là một hoạt động cưỡng chế của cơ quan nhà nước đối với cá nhân, tổ chức khi chủ thể có nghĩa vụ tài sản không tự nguyện thực hiện. Quyền sử dụng đất bị kề biên thì về mặt pháp lý, giấy chứng nhận đó vẫn thuộc quyền sở hữu của chủ thể đó nhưng quyền của họ bị hạn chế vì vi phạm pháp luật khác. Do đó, việc định đoạt quyền sử dụng đất của chủ thể bị hạn chế và chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan thi hành án. Khi một cá nhân chết, nghĩa vụ tài sản của họ để lại vẫn được thực hiện bằng chính tài sản của họ khi còn sống.
Vì vậy, cơ quan thi hành án sẽ thực hiện bán đấu giá quyền sử dụng đất để hoàn thành nghĩa vụ tài sản của người thi hành án.
4. Trong thời hạn sử dụng đất.
Thời hạn sử dụng đất được hiểu là khoảng thời gian mà người sử dụng đất được phép sử dụng đất. Căn cứ vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các loại giấy tờ có liên quan cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định thời hạn sử dụng đất để cho phép thừa kế quyền sử dụng đất. Khi đất hết hạn sử dụng thì Nhà nước sẽ thu hồi lại, lúc này, quyền sử dụng của người sử dụng đất chấm dứt. Vậy đương nhiên khi không còn là chủ thể có quyền sử dụng đất để có thể thực hiện được quyền thừa kế quyền sử dụng đất. Do đó, chỉ khi quyền sử đất còn thời hạn sử dụng thì mới có thể để thừa kế.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Kết luận
Như vậy, trong trường hợp này, bố bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng từ năm 2015; đất đang có tranh chấp về ranh giới với những chủ đất xung quanh. Do đó, gia đình bạn cần giải quyết tranh chấp xong mới có thể làm các thủ tục xác nhận quyền sử dụng đối với diện tích đất này.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Điều kiện thừa kế đất đai.
Và để tìm hiểu cụ thể hơn về giải quyết tranh chấp đất đai, bạn vui lòng tham khảo tại các bài viết:
Thủ tục hòa giải tranh chấp về đất đai
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?
Trên đây là quy định của pháp luật về điều kiện thừa kế đất đai. Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.